Bệnh khúc xạ về mắt đang là căn bệnh ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại.
Cuộc sống hiện đại, mắt thường xuyên phải tiếp xúc với công nghệ, các thiết bị điện tử nên các bệnh khúc xạ về mắt cũng xảy ra phổ biến hơn, hoặc cũng có thể là do ô nhiễm môi trường.
Các nhiệm vụ chính của bệnh viện
Chức năng trung tâm Kiểm soát bệnh tật bình dương
Review Thị Xã Tân Uyên Bình Dương
1. Viêm loét giác mạc
Loét giác mạc là một trong những căn bệnh khá phổ biến, đặc biệt ở những nước đang phát triển, nguyên nhân chính của bệnh là thiếu vitamin A trong chế độ ăn hàng ngày, ngoài ra thì điều kiện thời tiết nóng ẩm cũng là một nguyên nhân gây loét giác mạc.
2. Lẹo mắt
Lẹo mát là chứng bệnh khá phổ biến tại Việt Nam, bệnh gây ra do một loại tụ cầu khuẩn tấn công vào tuyến chân lông mi, những người bị lẹo mắt thường có triệu chứng mi mắt sưng nhẹ, ngứa và hơi đỏ, sau khoảng từ 3-4 ngày chỗ đau nổi lên một khối to cỡ bằng hạt gạo.
Mụn lẹo thường ở ngay hai bờ mi, nếu không chữa khỏi kịp thời, mụn lẹo có thể mưng mủ và vỡ, lâu ngày gây ứ phù màng tiếp hợp.
Các dạng lẹo mắt:
– Lẹo bên ngoài: thường mọc ở mí mắt trên, sưng đỏ cỡ hạt gạo
– Lẹo bên trong: nằm ở mặt trong của mi mắt, muốn thấy phải lật mí mắt trong ra, một số trường hợp lẹo bên trong thường mưng mủ.
– Đa lẹo: là lẹo ở cả trong và ngoài mí mắt, thậm chí còn mọc ở cả hai mắt.
Nguyên nhân gây lẹo có thể do: viêm mi mắt, dùng mỹ. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau 2 hoặc 3 tuần nếu biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách. Đối với trường hợp lẹo sưng đau, chảy máu, mưng mủ… hãy tới phòng khám mắt tốt để khám và tư vấn điều trị.
3. Giác mạc hình nón
Giác mạc hình nón là một bệnh rối loạn thoái hóa không viêm, bệnh làm thay đổi cấu trúc trong giác mạc khiến giác mạc bị mỏng đi, ảnh hưởng đến tầm nhìn của bệnh nhân. Nguyên nhân chính của bệnh có thể do một số hoạt động của enzim.
Người bị bệnh Keratoconus có hình dạng vật lý và cấu trúc của giác mạc biến dạng gần như hình nón thay vì hình cầu ban đầu. Ghép giác mạc là phương pháp duy nhất để chữa trị Keratoconus.
4. Tăng nhãn áp
Trong bệnh tăng nhãn áp, dây thần kinh thị giác bị bỏng nên gây ảnh hưởng đến khả năng thị lực của mắt, chứng tăng nhãn áp khá phổ biến và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng mù vĩnh viễn, nguyên nhân chính của bệnh là sự gia tăng áp lực của chất lỏng có trong mắt, bệnh có thể xảy ra đột ngột mà ít có triệu chứng báo trước, vì thế nên thường xuyên đi khám mắt định kỳ ddeer tránh bệnh tăng nhãn áp.
5. Đau mắt đỏ (viêm kết mạc)
Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ thường được gọi là mắt đỏ và là một bệnh mắt có tính lây lan cao, bệnh xảy ra trên lớp trên cùng của mắt và gây ra đỏ và ngứa, bệnh mắt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng, vi khuẩn xâm nhập qua tay bẩn hoặc thậm chí là do dị ứng với một số thứ gì đó.
Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây ngứa mắt, khó chịu với người bị bệnh. Thông thường nếu vệ tinh mắt hợp lý bệnh có thể tự khỏi sau 2 tuần.
6. Tật khúc xạ
Tật khúc xạ hay các bệnh khúc xạ về mắt thường gặp là nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về thị giác, mắt chúng ta nhìn được do khúc xạ trong mắt xảy ra khi ánh sáng đi qua giác mạc, đến võng mạc. Tật khúc xạ xảu ra do độ dài của nhãn cầu, sự thay đổi về hình dạng của giác mạc hoặc do lão hóa tự nhiên của mắt.
- Hạnh nhân rất tốt cho sức khỏe nhưng có một số người không nên ăn
- Bệnh viện Hoàn Mỹ Tư nhân Bình Dương nhận giải thưởng quốc tế HMA 2022
- Bình Dương: Hơn 1.000 trẻ em được khám tầm soát bệnh tim bẩm sinh miễn phí
- Từ nay trở đi: Ai tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục được hưởng 1 quyền lợi đặc biệt, cao chưa từng có
- Không còn ca COVID-19 nặng nào phải thở máy; biến thể phụ XBB đã lây lan ở khoảng 70 quốc gia