Công tác y tế học đường bao gồm các quy định về cơ sở vật chất, quy định về trang thiết bị, môi trường học tập, chăm sóc y tế và các vấn đề liên quan đến sức khỏe của học sinh trong trường học.
Theo thông tư từ bộ y tế, công tác y tế học đường áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt không bao gồm trường dành cho người tàn tật, khuyết tật và trường giáo dưỡng…
Các nhiệm vụ chính của bệnh viện
Chức năng trung tâm Kiểm soát bệnh tật bình dương
Review Thị Xã Tân Uyên Bình Dương
Theo thông tư quy định rõ, các trường học cần có phòng y tế riêng, đảm bảo diện tích, vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, chăm sóc sức khỏe của học sinh, phòng y tế của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hay trường chuyên biệt cần được trang bị tối thiểu là 1 giường khám bệnh và lưu bệnh nhân, bàn làm việc, ghế, tủ đựng dụng cụ, thiết bị làm việc thông thường, cân, thước đo, huyết áp, nhiệt kế, bảng kiểm tra thị lực, bộ nẹp chân, tay và một số loại thuốc thiết yếu nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định. Đối với trường mầm non cần trang bị dụng cụ chuyên môn, các loại thuốc thiết yếu phù hợp với độ tuổi.
Nhân viên y tế học đường cần phải có đủ trình độ chuyên môn từ y sĩ trung cấp trở lên, căn cứ điều kiện thực tiễn tại từng địa phương, các trường bố trí nhân viên y tế trường học đáp ứng đủ quy địn hoặc ký hợp đồng với trạm y tế xã phường, thị trấn hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ hình thức phòng khám đa khoa trở lên để chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho học sinh. Nhân viên y tế cũng cần được thường xuyên cập nhật kiên thức chuyên môn thông qua các hình thức hội thảo, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn…
Về các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh, thông tư cũng quy định thực hiện kiểm tra sức khỏe vào đầu năm học để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng đối với trẻ em dưới 36 tháng tuổi, nhịp tim và thị lực với học sinh từ 36 tháng tuổi trở lên. Đồng thời, dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) ít nhất 02 lần/năm học để tư vấn về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với học sinh phổ thông; Thường xuyên theo dõi sức khỏe học sinh, phát hiện giảm thị lực, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng, rối loạn sức khỏe tâm thần và các bệnh tật khác để xử trí, chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định và áp dụng chế độ học tập, rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe…
Ngoài ra, thông tư liên tịch cũng có hướng dẫn chi tiết cho công tác y tế học đường để đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm, tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe, thống kê báo cáo và đánh giá công tác y tế học đường, trách nhiệm của các cấp, các đơn vị về công tác y tế tại trường học.