Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2021)

Hướng dẫn quy trình chuyển tuyến khám bệnh lên bệnh viện tuyến trên có bảo hiểm y tế

Bạn có nắm rõ quy trình chuyển tuyến khám bệnh lên bệnh viện tuyến trên có bảo hiểm y tế chưa? Nếu chưa thì cùng tìm hiểu ở nội dung bên dưới nhé!

Giới thiệu bệnh viện đa khoa khu vực Tân Uyên

Thực phẩm bổ sung vitamin d3 dành cho sức khoẻ

Địa chỉ các trung tâm y tế ở Tân Uyên mà bạn nên biết

1. Thủ tục chuyển tuyến BHYT cho bệnh nhân mới nhất

Hiện có rất nhiều trường hợp, khi nhập viện, người bệnh theo yêu cầu chuyên môn cần phải chuyển tuyến khám bệnh lên bệnh viện tuyến trên hoặc các cơ sở khám chữa bệnh khác, khi đó, nếu muốn hưởng chế độ bảo hiểm y tế, người bệnh phải thực hiện những thủ tục gì?

4 trường hợp chuyển tuyến BHYT

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 14/2014/TT-BYT và Thông tư 43/2013/TT-BYT, chuyển tuyến được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

– Chuyển người từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: tuyến xã lên tuyến huyện, tuyến huyện lên tuyến tỉn, tỉnh lên tuyến trung ương hoặc nếu cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì được chuyển lên tuyến cao hơn.

Trong đó, căn cứ Điều 3 Thông tư 43/2013/TT-BYT, các loại tuyến gồm:

Tuyến Trung ương: Các bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…

Tuyến tỉnh: Bệnh viện xếp hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện hạng I, hạng II thuộc Sở Y tế…

Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: Các bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, trung tâm y tế huyện, bệnh xá công an tỉnh, phòng khám đa khoa, chuyên khoa…

Tuyến xã, phường, thị trấn: Trạm y tế xã, trạm xá, phòng khám bác sĩ gia đình…

– Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới;

– Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.

Điều kiện để được chuyển tuyến khám bệnh lên bệnh viện tuyến trên có bảo hiểm y tế:

Để chuyển tuyến được coi là chuyển đúng tuyến, Điều 5 Thông tư 14 quy định cụ thể điều kiện của từng trường hợp:

– Cơ sở khám chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi:

Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới hoặc do điều kiện khách quan, cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị.

Cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp.

Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến.

– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới: Khi người bệnh đã được chẩn đoán, được điều trị qua giai đoạn cấp cứu, xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới.

– Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh cùng tuyến:

Bệnh nhân không phù hợp với cơ sở khám chữa bệnh hoặc phù hợp nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám chữa bệnh không đủ điều kiện chẩn đoán, điều trị.

Bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh cùng tuyến dự kiến chuyển đến đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *