Chăm sóc mắt cho trẻ lứa tuổi học đường là việc làm khá cần thiết từ trước đến nay. Vậy việc này được thực hiện thế nào?
Ngồi học đúng tư thế, học ở nơi đủ ánh sáng, vệ sinh kính đeo hàng ngày… đều là các biện pháp chăm sóc mắt cho trẻ lứa tuổi học đường? Cùng tìm hiểu nhé!
Các nhiệm vụ chính của bệnh viện
Chức năng trung tâm Kiểm soát bệnh tật bình dương
Review Thị Xã Tân Uyên Bình Dương
Nhiều bạn nhỏ hiện nay chịu không ít áp lực vì sự kì vọng từ ông bà cha mẹ, không ít bạn trẻ suốt ngày vùi đầu vào sách vở, thời gian học ở trường 8h mỗi ngày ngang với các bạn nhân viên công sở.
Ngoài việc căng mắt nhìn các hàng chữ từ sách giáo khoa, tập trung nghe và ghi chép đầy đủ lời thầy cô thì các bạn còn phải dành không ít thời gian để tìm tài liệu trên máy tính, chịu áp lực từ ánh sáng xanh độc hại. Theo thống kê của Sở Giáo dục Đào tạo, khoảng 30% học sinh bị cận thị. Ở một số tỉnh thành lớn, con số này lên đến 80%.
Cha mẹ có thể sử dụng các biện pháp chăm sóc mắt cho trẻ lứa tuổi học đường theo các cách dưới đây:
1. Ngồi học đúng tư thế
Ngồi học sai tư thế khiến mắt mỏi, hoa mày chóng mặt, đau nhức cột sống… về lâu dài, mắt có nguy cơ cận thị hoặc tăng độ cận khá nhanh.
Trẻ cần ngồi học cách bàn hoặc màn hình máy tính từ 15-20 độ so với mặt phẳng nằm ngang, khoảng cách từ mắt đến màn hình không ngắn hơn chiều dài 1 cánh tay.
2. Học nơi đủ ánh sáng
Ánh sáng yếu hoặc ánh sáng màu vàng đều khiến mắt điều tiết nhiều hơn, tốt nhất để trẻ ngồi học ở nơi đủ ánh sáng tự nhiên và nhân tạo để bảo vệ mắt cho bé, nên sử dụng đèn công suất thấp, không ngồi hướng đối diện điều hòa để tránh khô mắt.
3. Mátxa mắt thường xuyên
Sau mỗi tiết học, trẻ nên nhắm mắt khoảng 2-3 phút và mát xa vùng quanh mắt khoảng 5 phút để máu lưu thông tốt hơn, tránh mỏi do điều tiết quá mức. Mẹ có thể dạy trẻ cách mát xa đúng để thư giãn mắt cho trẻ.
4. Uống đủ nước, ngủ đủ giấc
Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày giúp mắt thêm khỏe mạnh.
Nên uống nhiều nước, khoảng 2 lít mỗi ngày và ngủ đủ 8 tiếng để mắt thêm khỏe mạnh, ngoài ra cũng nên có chế độ thư giãn hợp lý, tăng cường các hoạt động ngoài trời.
5. Vệ sinh kính mắt
Khi ra đường, trẻ nên mang kính bảo vệ để tránh gió và không khí lạnh làm khô mắt, hàng ngày cũng nên vệ sinh kĩ các loại kính thuốc bằng chất liệu diệt khuẩn để tránh viêm nhiễm và kính nhìn rõ hơn.
6. Bổ sung dưỡng chất cho mắt
Bố mẹ nên lưu ý bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho bé như cà rốt, ớt chuông, chà chua, gấc, mỡ cá, lòng đỏ trứng…
7. Khám mắt định kỳ
Khi xuất hiện các triệu chứng của tật khúc xạ thì phải đưa trẻ đi khám bác sĩ nhãn khoa để được chấn đoán và điều trị kịp thời. Triệu chứng của tật khúc xạ như: nhìn chữ bị mẹ, khô mỏi mắt, sung đỏ, viêm bờ mi, nheo mắt mới thấy chữ…