Bệnh béo phì ở trẻ em đang là một trong những vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng, không chỉ ở các nước phát triển mà còn xuất hiện nhiều ở các nước đang phát triển như Việt Nam.
Theo thống kê từ bộ y tế, tỷ lệ trẻ bị bệnh béo phì tại nội thành HCM là 12%, Hà Nội là 8-9%, béo phì và các hậu quả ngày càng là yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng.
Bài thuyết trình về bệnh tay chân miệng
Biểu hiện sốt thường và sốt xuất huyết
Chuẩn bị gì khi đi cách ly trập trung
Dị ứng thời tiết là gì? cách phòng tránh kịp thời
Dị ứng thực phẩm nguyên nhân cách phòng tránh
1. Định nghĩa
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO
– Thừa cân là tình trạng năng lượng cơ thể vượt quá năng lượng nên có so với chiều cao.
– Béo phì là tình trạng cơ thể tích lũy mỡ thái quá hoặc không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cơ thể.
2. Phân loại béo phì
2.1. Phân loại theo nguyên nhân sinh bệnh
Béo phì đơn thuần: Loại béo phì không có nguyên nhân sinh bệnh rõ ràng chiếm tỷ lệ hơn 90%.
Béo phì bệnh lý: Do các bệnh lý nội tiết hay khiếm khuyết di truyền 10%
2.2. Phân loại theo hình thái mô mỡ và tuổi bắt đầu béo phì
Béo phì xuất hiện sớm: Xuất hiện trước khi trẻ 5 tuổi.
Béo phì xuất hiện muộn: Béo phì xuất hiện muộn sau 5 tuổi.
2.3. Phân loại theo phân vùng của mô mỡ và vị trí giải phẫu
Béo bụng: Mỡ tập trung ở bụng.
Béo đùi: Mỡ tập trung chủ yếu ở vùng mông và đùi.
Béo bụng có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, đái đường tăng insulin máu, rối loạn lipid máu, không dung nạp glucose hơn so với béo đùi.
3. Nguyên nhân béo phì bệnh lý
Béo phì do nội tiết
Béo phì do hội chứng đa dị dạng
4. Các hậu quả nguy hiểm do béo phì
Rối loạn tâm sinh lý và hòa nhập xã hội có mối tương quan giữa mức độ béo phì và các dấu hiệu lo lắng, trầm uất, rối loạn thái độ hành vi, không bằng lòng về bản thân, điểm số học lực cũng sa sút, có mối liên hệ giữa việc lo sợ thừa cân và trầm cảm, đặc biệt là ở trẻ em gái.
Dậy thì sớm: Có mối liên hệ giữa béo phì và dậy thì sớm.
Các hậu quả về rối loạn vẻ đẹp hình thể: ở bé trai có tình trạng giả vú lớn, ở trẻ gái thì có tình trạng có kinh sớm, rậm lông, mụn trứng cá, cả 2 giới đều biến dạng về hình thể, bụng bự, rạn da màu trắng hoặc màu tím.
Rối loạn chuyển hóa
Rối loạn đường máu: Có sự tương quan chặt chẽ giữa mức độ tăng insuline, tăng proinsuline với % khối mỡ ở trẻ béo phì tiền dậy thì và dậy thì. Điều này có thể gây rậm lông ở trẻ gái.
Đái tháo đường typ 2: Tần suất mắc bệnh đái tháo đường typ 2 ở trẻ vị thành niên thừa cân (BMI > 85er percentil) béo phì và giảm hoạt động thể lực tăng hơn.
Rối loạn lipid máu: Có tương quan giữa béo phì và tăng cholesterol máu.
Biến chứng tim mạch, tăng huyết áp: Tất cả các nghiên cứu đều kết luận: Ở trẻ béo phì huyết áp động mạch tăng cao, huyết áp trung bình cũng có thể cao hơn hẳn so với trẻ không béo phì.
Biến chứng hô hấp: Tần suất mắc bệnh béo phì cao ở trẻ mắc bệnh hen.
Ngừng thở khi ngủ và rối loạn hô hấp ban đêm: Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy 27% trẻ béo có ngừng thở khi ngủ mức độ nặng và vừa.
Ngoài ra còn có một số biến chứng về tiêu hóa, biến chứng thần kinh, biến chứng chỉnh hình… tất cả đều tăng ở trẻ béo phì.