Sốt thường và sốt xuất huyết, bạn có phân biệt được không? Cùng tìm hiểu thông qua sự tư vấn của các chuyên gia đầu ngành về bệnh lí thường gặp này nhé!
Thời gian gần đây, sốt xuất huyết đang vào mùa nhưng nhiều người vẫn chưa phân biệt được sốt thường và sốt xuất huyết, nên phần đông thường chủ quan hoặc tự ý điều trị, gây ra những biến chứng nặng nề không mong muốn.
Những điều cần biết y tế học đường
Nghề điều dưỡng là gì những điều cần biết về nghề điều dưỡng
Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Lưu ý khi chăm sóc người cao tuổi
1. Đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết Dengue là ai?
Không chỉ riêng trẻ em mà cả người lớn cũng có nguy cơ bị sốt xuất huyết khi bị muỗi đốt, vậy nên không nên chủ quan với tình trạng sốt cao kèm các biểu hiện như đau đầu, đau nhức cơ khớp toàn thân, ai cũng có thể mắc bệnh sốt xuất huyết, từ người già đến trẻ em.
Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết, cách phòng bệnh tốt nhất là tránh để muỗi đốt thông qua việc ngủ mùng, tiêu diệt muỗi và không để muỗi có cơ hội sinh sôi.
2. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có đặc điểm gì?
Chỉ có muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 2 loài gây bệnh chính là: Aedes aegypti và Aedes albopictus. Muỗi này có đặc điểm có sọc trắng trên cơ thể, nên chúng ta hay gọi là muỗi vằn. Muỗi Aedes thường sống xung quanh nhà, trú đậu tại chất liệu vải như rèm cửa, quần áo, gầm bàn. Muỗi thường đẻ ở dụng cụ chứa nước sạch, đặc biệt là nước mưa, nước máy. Chúng thường đốt vào lúc trời nhập nhoạng như sáng sớm, chiều tối.
3. Phân biệt sốt xuất huyết với sốt thông thường
Bệnh sốt xuất huyết thường sẽ diễn biến qua ba giai đoạn:
Trong 2-3 ngày đầu, bệnh nhân sốt cao liên tục, khó hạ sốt, đau đầu, đau mỏi người, lúc này triệu chứng giống như các loại sốt do virus khác và chỉ có thể phân biệt được bằng xét nghiệm.
Từ cuối ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, đây là giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân bắt đầu lui sốt nên có tâm lý chủ quan song có thể xuất hiện các biến chứng như tăng tính thẩm thành mạch gây cô đặc máu, giảm tiểu cầu, có thể gây xuất huyết ở các mức độ khác nhau, một số trường hợp có dấu hiệu chảy máu bất thường do giảm tiểu cầu như chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da…
Từ ngày thứ 7: đây là giai đoạn hồi phục tình trạng bệnh nhân tốt hơn, thèm ăn, ban thoái lui có thể có ngứa ngoài da.
Đối với sốt phát ban, sốt siêu vi khác:
Bệnh nhân sốt cao từng cơn, kèm các triệu chứng viêm đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, đau họng, đau nhức toàn thân, có thể có hoặc không có phát ban.
Có thể thấy, với các đặc điểm sốt cao kèm đau nhức cơ, đau đầu, phát ban.. dễ nhận ra hầu như sốt xuất huyết dengue rất giống với các dạng sốt siêu vi hay sốt phát ban thông thường khác. Để phân biệt được bệnh cần theo dõi triệu chứng và các dấu hiệu đặc biệt, chẳng hạn: các nốt nổi mẩn đỏ trong sốt phát ban sẽ biến mất nhanh sau khi thực hiện căng da. Nếu vết ban đỏ vẫn còn hoặc biến mất rất chậm thì có thể là sốt xuất huyết.
Hi vọng rằng những thông tin bên trên có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc sớm phát hiện các biểu hiện và phân biệt được sốt thường và sốt xuất huyết, nhằm hỗ trợ cho bạn trong việc phòng, sớm phát hiện và điều trị kịp thời khi có triệu chứng.
- Bình Dương quy định các đối tượng phải có thẻ thông hành mới được lưu thông
- Bảo hiểm y tế là gì? những điều cần biết BHYT
- Bộ Y tế hướng dẫn triển khai mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời
- Hàng triệu người trẻ tuổi ‘chẩn đoán’ sức khỏe trên mạng xã hội
- Lễ ký kết ý định thư về tăng hợp tác trong việc xây dựng mô hình Trung tâm CDC Trung ương tại Việt Nam