Tham gia bảo hiểm y tế là điều mà rất nhiều người trong số chúng ta đã khá quen thuộc, vậy các thông tin xung quanh thẻ bảo hiểm y tế bạn đã biết chưa? Cùng tìm hiểu nhé!
Tra cứu giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế tự nguyện và bắt buộc
Mua bảo hiểm y tế tự nguyện và những điều cần biết
Những điều cần biết về quy định khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
1/ Thẻ bảo hiểm y tế là gì?
Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về thẻ BHYT như sau:
Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này.
Theo đó, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do nhà nước tổ chức thực hiện.
Như vậy, người tham gia sẽ được cấp thẻ BHYT để làm căn cứ hưởng các quyền lợi về bảo BHYT theo đối tượng mà mình tham gia.
2/ Ai bắt buộc phải mua thẻ bảo hiểm y tế?
Căn cứ Nghị định 146/2018/NĐ-CP, có 06 nhóm đối tượng bắt buộc phải tham gia BHYT, bao gồm:
Nhóm 1: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
Nhóm 2: Nhóm do cơ quan BHXH đóng.
Nhóm 3: Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng.
Nhóm 4: Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng.
Nhóm 5: Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình.
Nhóm 6: Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
3/ Mỗi người được cấp mấy thẻ BHYT?
Khoản 2 Điều 16 Luật BHYT năm 2008 nêu rõ:
Mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.
Mỗi người tham gia chỉ được cấp 1 thẻ bảo hiểm y tế duy nhất, tất nhiên thực tế vẫn có trường hợp có người có đến hai thẻ bảo hiểm y tế.
Nguyên nhân của tình trạng này là bởi một người có thể thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT bắt buộc nên dễ dẫn đến trường hợp đã tham gia theo đối tượng này lại đóng thêm theo nhóm đối tượng khác.
4/ Thời hạn sử dụng của thẻ BHYT là bao lâu?
Hiện nay, thẻ BHYT được cấp cho người dân không còn ghi thời hạn sử dụng mà chỉ thể hiện thời điểm bắt đầu có giá trị sử dụng của thẻ. Tuy nhiên, căn cứ vào quy định tại Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và khoản 73 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH, thời hạn của thẻ BHYT được xác định như sau:
– Đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng: Thẻ BHYT có giá trị kể từ ngày đóng BHYT đến hết tháng mà đơn vị sử dụng lao động báo giảm lao động.
– Người hưởng trợ cấp thất nghiệp: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ tháng đầu tiên hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định của cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền đến khi không còn là đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
– Trẻ em dưới 06 tuổi:
+ Trường hợp sinh trước ngày 30/9: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;
+ Trường hợp sinh sau ngày 30/9: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.
– Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày được hưởng trợ cấp xã hội tại quyết định của UBND cấp huyện đến khi không còn thuộc đó.
– Người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, người sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; người thuộc hộ gia đình cận nghèo mà được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày không còn thuộc đối tượng đó.
Còn rất nhiều các thông tin khác về bảo hiểm y tế mà có thể bạn chưa nắm rõ, cùng xem thêm các bài viết khác của chúng tôi để hiểu rõ hơn các quyền lợi về bảo hiểm y tế bạn nhé!
- Tết Trung thu cận kề, Bộ Y tế tiếp tục nhắc đẩy mạnh kiểm tra, truy xuất, xử lý nghiêm thực phẩm ‘bẩn’
- Bình Dương thêm 2 bệnh nhân Covid-19 tử vong, Bình Phước có thêm 6 ca dương tính
- Bộ Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực cứu chữa các nạn nhân.
- Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?
- Hướng dẫn khám sức khoẻ cho người đi làm