Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng cần được bác sĩ thăm khám và điều trị, nếu không phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Cảm cúm là gì? Cách làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh
Đau bao tử và đau dạ dày cách phòng tránh các triệu chứng của bệnh
1. Tổng quan về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh xuất hiện khá phổ biến, ở trẻ sinh non tháng, sau khi chào đời vài ngày thường xuất hiện tình trạng này. Ở những trẻ đủ tháng, vàng da là khá hiếm và chỉ chiếm khoảng 25-30%.
Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh là do sự tích tụ Bilirubin – chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ và giải phóng. Hiện tượng vàng da xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh vì các bé có số lượng tế bào hồng cầu cao, lại thường xuyên bị phá vỡ và thay mới. Trong khi đó, gan của trẻ sơ sinh lại chưa đủ trưởng thành để đào thải hết Bilirubin ra khỏi máu và vì vậy mà gây nên vàng da.
2. Vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý của trẻ sơ sinh
2.1. Biểu hiện vàng da sinh lí ở trẻ sơ sinh thông thường
Vàng da đơn thuần ở vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn;
Xuất hiện khoảng 48 -72 giờ sau sinh;
Tự khỏi trong khoảng 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần với trẻ sinh non;
Không kết hợp các triệu chứng bất thường khác;
Nước tiểu có màu tối hoặc vàng và phân nhạt màu;
Trẻ vẫn phát triển tốt và lên cân đều.
Trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài
Vàng da sinh lí ở trẻ sơ sinh thường sẽ tự khỏi mà không để lại bất cứ nguy hiểm nào
2.2. Dấu hiệu cảnh báo vàng da bệnh lý của trẻ sơ sinh
Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh được xem là bệnh lý khi có các dấu hiệu cảnh báo bất thường sau:
– Mức độ vàng da rất đậm, vàng toàn thân và cả mắt;
– Xuất hiện sớm từ ngày đầu tiên sau sinh;
– Không khỏi sau 1 tuần ở trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng;
– Có các triệu chứng khác kèm theo như: Bỏ bú hoặc bú kém, sốt, khóc nhiều, lừ đừ, ngưng thở, thở nhanh, thay đổi thân nhiệt, …
– Xét nghiệm Bilirubin trong máu tăng cao hơn bình thường.
– Xét nghiệm gen trước khi mang thai
– Xét nghiệm Bilirubin chẩn đoán vàng da sơ sinh
3. Biến chứng nguy hiểm từ vàng da bệnh lý của trẻ sơ sinh
Vàng da bệnh lý của trẻ sơ sinh là tình trạng không thể coi thường vì có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như:
– Bilirubin não cấp tính
– Vàng da nhân (Bệnh não do Bilirubin)
4. Đề phòng vàng da bệnh lý của trẻ sơ sinh
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có khả năng gây nhiễm độc thần kinh và để lại một số di chứng không tốt với trẻ.
Việc mẹ tuân thủ đúng lịch khám thai của bác sĩ là cách phòng ngừa vàng da bệnh lý cho trẻ sơ sinh tốt nhất. Đặc biệt cần chú trọng đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý vào những tháng cuối thai kỳ để tránh sinh non. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế để khám sản khoa và theo dõi điều trị.
Đối với trường hợp vàng da sinh lí ở trẻ sơ sinh nên theo dõi. Cho trẻ bú mẹ và tắm nắng mỗi sáng đúng cách.
Tóm lại, bố mẹ cần nắm vững các dấu hiệu cảnh báo bệnh vàng da của trẻ sơ sinh để theo dõi và điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc không mong muốn.
- Cách hạn chế người khác đào mộ nhật ký của bạn trên Facebook
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: ‘Bình Dương cần trang bị 1.000 khẩu oxy cho các khu điều trị’
- Thủ tục cấp đổi, cấp lại Thẻ bảo hiểm y tế mới nhất 2023
- Đắt show quảng cáo sau “Người Phán Xử”, Việt Anh tậu nhà mới cực sang trọng
- Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2023