Trẻ quấy khóc, sốt cao không hạ hoặc co giật đều là những triệu chứng cảnh báo sớm bệnh tay chân miệng.
Bệnh tay chân miệng nếu không phát hiện sớm, không điều trị kịp thời có thể mang đến một số biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm phổi, suy hô hấp, viêm não… hoặc thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
Những điều cần biết y tế học đường
Nghề điều dưỡng là gì những điều cần biết về nghề điều dưỡng
Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Lưu ý khi chăm sóc người cao tuổi
1. Bệnh tay chân miệng là gì?
Tay chân miệng (HFMD- Hand, foot and mouth disease) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng của trẻ, đầu gối và mông.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ, tuy nhiên một số trường hợp, bệnh có diễn biến nhanh và nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, vậy nên quý phụ huynh cần đặc biệt chú ý phòng bệnh cho trẻ.
2. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng
Nhóm virus đường ruột, điển hình là virus Coxsackievirus A16 (nhóm A16) và Enterovirus 71 (EV71) là thủ phạm chính gây ra bệnh tay chân miệng. Trong đó, virus Coxsackievirus A16 là loại thường gặp nhất với các triệu chứng ở thể nhẹ, ít biến chứng và thường tự khỏi. Enterovirus 71 gây bệnh nặng hơn, biến chứng nguy hiểm hơn, thậm chí có thể gây tử vong.
Các loại vi rút đường ruột khác thường gây bệnh nhẹ, các virus này sống trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh.
Trẻ dưới 5 tuổi thường là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhấ bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ lớn hơn và người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh những tỉ lệ thấp hơn. Nếu trẻ nhỏ thường xuyên đến những nơi công cộng như nhà trẻ, sân chơi kém vệ sinh… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng
* Giai đoạn ủ bệnh: khoảng 3 – 7 ngày, trẻ chưa có các dấu hiệu cụ thể.
* Giai đoạn khởi phát: từ 1-2 ngày kèm với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
* Giai đoạn toàn phát: có thể kéo dài 3 – 10 ngày, với các triệu chứng điển hình như:
Loét miệng
Phát ban dạng phỏng
* Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
4. Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Tuy vẫn chưa có vắc xin ngừa tay chân miệng nhưng bạn vẫn có thể chủ động phòng ngừa bệnh bằng một số biện pháp sau:
Giữ vệ sinh cá nhân
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ không chỉ ngừa được bệnh tay chân miệng mà còn phòng được một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác, người lớn và trẻ em nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ẵm bồng trẻ và sau khi đi vệ sinh.
Giữ vệ sinh ăn uống
Thức ăn cho trẻ và gia đình cần đầy đủ dinh dưỡng, ăn chín, uống chín. Tuyệt đối không cho trẻ bốc, mút tay, ngậm đồ chơi, không để trẻ dùng chung khăn ăn, vật dụng ăn uống chưa được khử trùng.
Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt
Nhà trẻ, trường học và các hộ gia đình cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ những bề mặt tiếp xúc hàng ngày của bé, có thể rửa bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
Theo dõi và phát hiện sớm
Tình trạng sức khỏe của trẻ cần được theo dõi thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị các trường hợp bệnh tay chân miệng, tránh lây nhiễm cho những trẻ khác.
- Bình Dương yêu cầu cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 cần tổ chức tốt việc thu dung
- 2 đối tượng hưởng BHYT 100% theo quy định mới
- Trung tâm Y tế TP.Tân Uyên nâng hạng II
- Ngân hàng Nhà nước sẽ họp cùng Bộ Xây dựng, Bộ Công an, Bộ Tư pháp…về thị trường bất động sản
- Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh