Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2021)

Hướng dẫn mua bảo hiểm y tế tự nguyện cho hộ gia đình

Bảo hiểm y tế tự nguyện cho hộ gia đình, một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy bạn biết gì về các thủ tục khi mua bảo hiểm y tế?

Cùng tham khảo thêm một số thông tin về việc mua bảo hiểm y tế tự nguyện cho hộ gia đình bên dưới.

  1. Bảo hiểm y tế hộ gia đình là gì?

Theo quy định ở khoản 1 điều 1 luật bảo hiểm y tế sửa đổi thì bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng với các đối tượng theo luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do nhà nước tổ chức thực hiện.

Trong đó, hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (gọi chung là hộ gia đình) bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.

Có thể hiểu, bảo hiểm y tế gia đình là hình thức bảo hiểm y tế bắt buộc với tất cả các thành viên trong gia đình có tên trong sộ hổ khẩu hoặc sổ tạm trú để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do nhà nước tổ chức thực hiện.

  1. Mức đóng BHYT theo hộ gia đình từ 2021

Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng BHYT của các thành viên hộ gia đình như sau:

– Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

– Người thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;

– Người thứ 3 đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;

– Người thứ 4 đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;

Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

  1. Mức hưởng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2021

Tuân theo nguyên tắc chung về việc đóng, hưởng bảo hiểm y tế, theo Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, khi đi khám, chữa bệnh, người tham gia BHYT hộ gia đình được hưởng:

* Nếu khám, chữa bệnh đúng tuyến:

– 100% chi phí khám, chữa bệnh tại tuyến xã;

– 100% chi phí khám, chữa bệnh trong trường hợp chi phí cho một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở (tức là thấp hơn 223.500 đồng/lần);

– 100% chi phí khám, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (tức là lớn hơn 8,94 triệu đồng);

– 80% chi phí khám, chữa bệnh với những trường hợp còn lại.

* Nếu khám, chữa bệnh trái tuyến:

– 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương;

– 100% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh;

– 100% chi phí khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.

Ngoài ra, việc điều chỉnh tăng mức lương cơ sở cũng kéo theo sự điều chỉnh mức đóng BHYT của 17 đối tượng sau (theo quy định tại Nghị định 105/2014/NĐ-CP):

Người hoạt động không chuyên trách ở tuyến xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc phải các bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị nhiều ngày, người đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp hàng tháng

Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng

Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước

Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước

Người có công với cách mạng, cựu chiến binh

Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm

Trẻ em dưới 6 tuổi

Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *