Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là hình thức khám chữa bệnh khá quen thuộc với đại đa số chúng ta.
Tuy nhiên, khi được khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, rất nhiều người vẫn còn chưa nắm đầy đủ các thông tin cần biết về thẻ bảo hiểm y tế mình đang có, cùng tìm hiểu nhé!
Hướng dẫn công tác y tế học đường
Các biện pháp chăm sóc mắt cho trẻ lứa tuổi học đường
Cách phòng chống cận thị học đường
Cách chăm sóc và bảo vệ mắt cho bé
Các bệnh khúc xạ về mắt thường gặp
Để thuận lợi hơn khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, mọi người cùng lưu ý một số vấn đề sau:
1. Người tham gia BHYT khi đến khám chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh; trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.
– Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ BHYT. Trường hợp không xuất trình thẻ BHYT vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia BHYT nhưng phải xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định;
– Người tham gia BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT khi đến khám chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT do tổ chức BHXH nơi tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.
– Trường hợp chuyển tuyến, người tham gia BHYT phải xuất trình một trong các giấy tờ ở các trường hợp trên.
– Trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được đến khám chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở y tế nào và phải xuất trình một trong các giấy tờ ở các trường hợp trên khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở y tế làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến khám chữa bệnh như trường hợp đúng tuyến quy định.
– Người tham gia BHYT đến khám lại theo giấy hẹn của bác sỹ tại cơ sở y tế tuyến trên không qua cơ sở y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu phải xuất trình một trong các giấy tờ ở các trường hợp trên và giấy hẹn khám lại. Mỗi giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng một lần theo thời gian ghi trong giấy hẹn. Căn cứ vào tình trạng bệnh và yêu cầu chuyên môn khi người bệnh đến khám lại, bác sỹ quyết định việc tiếp tục hẹn khám lại cho người bệnh.
2. Mức hưởng BHYT
Khám bệnh đúng tuyến
– Hưởng 100% đối với các trường hợp:
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan; Người có công cách mạng; Trẻ em dưới 6 tuổi.
+ Chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám chữa bệnh tại tuyến xã.
+ Người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến.
– Được hưởng 95% đối với đối tượng người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Người thuộc hộ gia đình cận nghèo; Thân nhân người có công với cách mạng
– Hưởng 80% chi phí đối với các đối tượng khác.
Khám bệnh trái tuyến
– Hưởng 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương.
– Hưởng 60% chi phí điều trị nội trú từ 01/01/2015 đến 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ 01/01/2021 trong phạm vi cả nước tại bệnh viện tuyến tỉnh;
– Hưởng 70% chi phí KCB từ 01/01/2015 đến 31/12/2015; 100% chi phí khám chữa bệnh từ 01/01/2016 tại bệnh viện tuyến huyện…
Bên trên là những nội dung được căn cứ vào luật BHYT 2008, Luật BHYT sửa đổi 2014, Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC. Hi vọng có thể hỗ trợ cho bạn trong việc bổ sung vốn kiến thức về thẻ bảo hiểm y tế và các quy định cần biết về việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.