Viêm nướu răng là tình trạng mà các mô mềm bao bọc xung quanh ổ xương răng và răng không khỏe, có dấu hiệu sung đỏ, có mảng bám và dễ chảy máu ở vùng nướu.
Viêm nướu răng có nguy cơ gây ra các bệnh nhau chu, làm ảnh hưởng không ít đến sức khỏe răng miệng và thậm chí gây mất răng.
1. Nướu răng là gì?
Nướu là phần mô mềm bao trong miệng, giúp giữ kín răng, nướu răng giúp tạo thành mô nha chu, có chức năng nâng đỡ răng, giúp răng đứng vững trên cung hàm, nướu khỏe có màu hồng nhạt, rắn chắc, bề mặt nướu có lấm chấm màu da cam, có thể chia nướu ra làm hai phần là nướu rời và nướu dính.
Nướu khỏe và nướu bị viêm
Nướu răng là một phần của niêm mạc miệng, lớp mô mềm bao phủ trong miệng, bao quanh và giữ kín răng.
Do đó, nếu nướu không khỏe hoặc bị tổn thương thì răng sẽ không đứng vững được và gây ra các bệnh nha chu nguy hiểm.
2. Bệnh viêm nướu (viêm lợi) là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao?
Bệnh viêm nướu là bệnh răng miệng thường gặp của rất nhiều người, gây đau nhức, khó chịu và nhiều phiền toái cho người bệnh. Trong đó, người trung niên và người lớn tuổi có xu hướng mắc viêm nướu nhiều hơn.
Viêm lợi là tình trạng nướu bị viêm nhiễm, sưng tấy vùng nướu bao bọc quanh chân răng. Nếu không đươc điều trị kịp thời, bệnh viêm nướu sẽ tiến triển thành các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như: viêm nha chu, áp xe răng, sâu răng, chết tủy ngược dòng, thậm chí gây mất răng.
Vì vậy, chúng ta nên có thói quen chăm sóc răng miệng và đến ngay Nha khoa nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường ở vùng nướu răng sau đây:
– Hơi thở có mùi hôi khó chịu
– Trên răng, cổ răng hay vùng nướu có xuất hiện mảng bám, cao răng
– Chảy máu vùng nướu khi đánh răng hoặc nhau thực phẩm
Dấu hiệu nhận biết viêm nướu:
– Nướu răng bị sung tấy, ửng đỏ, đụng nhẹ có chảy máu hoặc kèm theo triệu chứng đau
– Tụt nướu răng, làm lộ chân răng, dễ dàng nhận thấy răng mình dài hơn bình thường
– Răng bị xô lệch về phía trước hoặc sau, khoảng cách giữa các răng đột ngột rộng ra do nướu bị viêm, không bám chắc vào răng
– Răng dễ lung lay và ê buốt khi ăn
– Có thể xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như chán ăn, mất ngủ, sốt nhẹ, thường xuyên bị nhiệt miệng…
3. Điều trị viêm nướu theo chỉ định của bác sĩ
Người mắc bệnh viêm nướu răng nên khám tổng quát định kỳ và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt, khi viêm nướu ở mức độ nhẹ. Cần điều trị triệt để để tiết kiệm thời gian, chi phí và ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân khác. Tùy vào tình trạng của mỗi người mà các bác sĩ sẽ tư vấn kế hoạch điều trị phù hợp, mang lại kết quả tốt nhất.
– Viêm lợi nhẹ, sung đỏ vùng nướu: bệnh nhân làm vệ sinh răng bằng cách cạo vôi răng để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn, cần tuân thủ các chỉ định, chăm sóc răng miệng đúng cách để ngăn ngừa viêm nướu xuất hiện.
– Sưng nướu răng có mủ: Ổ mủ là nguy cơ tìm ẩn gây viêm tủy ngược dòng, nguy cơ sâu răng, mất răng nên bác sĩ sẽ khám và chỉ định điều trị bằng cạo vôi răng hoặc dùng thuốc kháng sinh. Lưu ý: Bệnh nhân không nên tự ý đâm, chọt, chạm vào ổ mủ hay bôi thuốc mà phải được chỉ định của bác sĩ nha khoa.
– Cạo vôi răng: Bệnh nhân nên cạo vôi răng bằng sóng siêu âm không ê buốt, thực hiện nhanh, kết quả sạch vôi kể cả các vị trí khó nhất.
– Viêm lợi do mọc răng khôn: Sau khi khám tổng quát, bệnh nhân sẽ được tư vấn nhổ bỏ răng khôn kịp thời để không làm ảnh hưởng đến các răng kế cận.
Viêm lợi là bệnh răng miệng thông thường mà ai cũng có nguy cơ mắc phải, khi bị viêm nướu răng, bệnh nhân nên đến nha khoa để được các nha sĩ thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời, không nên tự ý điều trị hoặc chủ quan trước các dấu hiệu của bệnh, tránh tình trạng khiến bệnh trở nặng hoặc gây ảnh hưởng đến việc điều trị về sau.