Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2021)

Máu nhiễm mỡ là gì? Vì sao người gầy vẫn bị nhiễm mỡ máu?

Máu nhiễm mỡ là tình trạng bệnh lý xảy ra khi mỡ trong máu bị dư thừa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim.

Nhiều người hiện nay vẫn chưa thực sự hiểu về bệnh máu nhiễm mỡ. Vậy bệnh này thường xảy ra ở những đối tượng nào? Mức độ nguy hiểm ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Máu nhiễm mỡ đặc trưng bởi yếu tố gì?

Mỡ máu là căn bệnh đặc trưng bởi Cholesterol hay còn gọi là lipid máu có vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể. Cholesterol có thể được nạp vào cơ thể qua các thực phẩm hoặc do cơ thể tạo ra. Cholesterol có 2 loại là Cholesterol tốt (HDL) và Cholesterol xấu (LDL).

Máu nhiễm mỡ ở người gầy

Cholesterol tốt ngăn ngừa sự tích tụ chất béo này trong thành động mạch, trong khi Cholesterol xấu thì ngược lại, làm tăng nguy cơ tích tụ và tắc nghẽn động mạch. Bệnh máu nhiễm mỡ được đánh giá qua Cholesterol toàn phần và tỉ lệ Cholesterol tốt/ Cholesterol xấu.

Chế độ ăn nhiều chất  béo chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng lượng Cholesterol trong máu, dẫn đến tình trạng bệnh máu nhiễm mỡ. Trước kia căn bệnh này chỉ xuất hiện ở độ tuổi trên 40 nhưng gần đây đang có xu hướng trẻ hóa do thói quen sống thiếu lành mạnh.

2. Nguyên nhân máu nhiễm mỡ ở người gầy?

Trên thực tế, hầu hết các trường hợp máu nhiễm mỡ là những người thừa cân, béo phì, có hàm lượng cholesterol trong máu cao do ăn uống, sinh hoạt kém lành mạnh. Thế nhưng vì sao người gầy cũng có thể mắc bệnh này?

Khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa lipid máu thì bất kể người thừa cân béo phì hay người gầy cũng mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Vậy tình trạng này xảy ra như thế nào? Sau khi ăn từ 2 – 3 giờ, mỡ trong thực phẩm được cơ thể hấp thu, chuyển hóa vào máu và đạt mức cao nhất sau 4 – 6 giờ. Sau khi ăn khoảng 9 giờ, nồng độ mỡ máu sẽ về mức bình thường.

Việc mỡ trong máu tăng nhiều hay ít, thời gian chuyển hóa nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào loại mỡ, hoạt động của nhu động ruột, mật bài tiết, thời gian mỡ thoát khỏi dạ dày và lượng mỡ máu ban đầu.

Thường khi mỡ trong máu đã tăng, việc ăn thêm mỡ không khiến lipid máu tăng quá cao do cơ chế tự điều chỉnh hàm lượng mỡ.

Hơn nữa, nhiều người gầy nhưng có lối sống không lành mạnh, ăn nhiều thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, lười vận động thì nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ cũng cao hơn. Ngoài ra thì những người mắc rối loạn di truyền tăng cholesterol máu thì dù gầy hay bép cũng khiến mỡ trong máu cao.

3. Chế độ dinh dưỡng cho người gầy bị máu nhiễm mỡ

Người bị máu nhiễm mỡ cần giảm cholesterol máu, có chế độ ăn uống điều độ để tăng cường sức khỏe tim mạch.

Ngoài chế độ ăn có kiểm soát chất bép nạp vào, bệnh nhân cũng gần lưu ý tập thể dục, tăng cường vận động giúp giảm cholesterol xấu gây ra các bệnh lý tim mạch, kiểm tra sức khỏe định kỳ, xét nghiệm máu từ 3-6 tháng/ lần để được theo dõi và tư vấn chế độ ăn uống phù hợp, kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *