Đôi mắt khác nhạy cảm và rất dễ mắc tật khúc xạ cũng như các bệnh lý về mắt khác, vậy nên việc chăm sóc và bảo vệ mắt cho bé là điều cần thiết, nhằm giúp trẻ có thị lực tốt cùng phong thái tự tin hơn mỗi ngày.
Các nhiệm vụ chính của bệnh viện
Chức năng trung tâm Kiểm soát bệnh tật bình dương
Review Thị Xã Tân Uyên Bình Dương
Để trẻ có một sức khỏe hoàn hảo, tràn đầy năng lượng, sẵn sàng bước vào các kì thi, các thử thách trong học tập thì ngoài việc trang bị sức khỏe tốt, việc chăm sóc và bảo vệ mắt cho bé cũng không kém phần quan trọng, cùng tham khảo một vài bí quyết dưới đây:
1. Đặc điểm thị lực ở trẻ nhỏ
Trẻ sơ sinh và trẻ từ 3-5 tuổi: chức năng thị giác được hình hành dần, đây là tuổi rất nhạy với tình trạng giảm hoặc mất thị lực vĩnh viễn, khả năng nhìn sẽ tăng dần khoảng 20cm khi mới sinh ra và thị lực phát triển tăng dần đến 10/10 tương đương thị lực người trưởng thành khi bé được 5 tuổi.
Giai đoạn này não phải nhận rõ hình ảnh từ hai mắt để từ đó đường thị giác trong não được phát triển đúng đắn.
2. Chăm sóc mắt cho trẻ
Chính vì thị lực đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, chưa ổn định nên cần tạo thói quen tốt, tránh những thói quen xấu gây hại cho mắt, hãy giúp trẻ có đôi mắt sáng khỏe bằng cách chăm sóc và bảo vệ mắt cho bé.
3. Khám mắt định kỳ
Trẻ từ khi mới sinh đến 5 tuổi thường gặp các vấn đề về khúc xạ, bị lẽ, thông thường các mẹ thường mắc sai lầm là đợi trẻ lớn mới cho đi khám vì sợ bé không hợp tác.
Tuy nhiên các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi khám ngay khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường nhằm sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
4. Lựa chọn đúng kính đeo mắt nếu trẻ có tật khúc xạ
Việc lựa chọn kính đeo mắt bị bệnh cho trẻ cần đặc biệt thận trọng, nếu không đeo đúng cách sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thị giác của trẻ.
5. Bổ sung dinh dưỡng
Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, củ, quả vàng đậm, đỏ, cam, trái cây tươi, tối thiểu hai bữa cá mỗi tuần, thịt, trứng, sữa, gan, dầu nành, dầu mè… để nhận đủ các vitamin A, C, E, acid béo thiết yếu omega-3, omega-6….
Ngoài ra cũng cần bổ sung các chất khoáng như: kẽm (Zn), nhu cầu hàng ngày khoảng 12-15mg qua hải sản, thịt đỏ, gan, cá, trứng, sữa, đậu đỗ, đặc biệt trong hàu có hàm lượng kẽm rất cao. Magnesium (Mg) có nhiều trong ngũ cốc, trà, rau xanh, sữa, hải sản…
Đặt biệt, cần bổ sung vitamin A cho bé, hiện diện trong các thức ăn có nguồn gốc động vật, đặc biệt nhiều hơn trong gan, lòng đỏ trứng, dầu gan cá, sữa mẹ, nhất là trong sữa non.
Hi vọng rằng những thông tin bên trên có thể giúp các bậc phụ huynh phần nào trong việc phát hiện, chăm sóc và bảo vệ mắt cho con trẻ, khi trẻ có bất kỳ triệu chứng nào của các bệnh lý về mắt, cần đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
- Bảo Hiểm Y Tế – Vì Sức Khỏe, Hạnh Phúc Của Mọi Gia Đình
- Tin mới y tế ngày 25/12: Nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm trong dịp Tết
- Tình hình Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương ngày 09/6/2021
- Bộ Y tế đề xuất V2K trong phòng chống đại dịch COVID-19
- Đau mắt đỏ có thể biến chứng nguy hiểm, thậm chí mất thị lực