Đột quỵ do tăng huyết áp còn được biết đến là bệnh tai biến mạch máu não, đây cũng là thuật ngữ chung để chỉ các bệnh do tắc mạch não, xuất huyết não.
Nguy cơ đột quỵ do tăng huyết áp
Theo đánh giá từ tổ chức y tế thế giới WHO thì đột quỵ là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong ở Việt Nam và cũng là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra khuyết tật trầm trọng ở người lớn trên toàn cầu.
Có thể nói, tăng huyết áp chính là thủ phạm làm gia tăng đáng kể nguy cơ của đột quỵ và gây tử vong sớm trên toàn thế giới.
Tại sao tăng huyết áp có thể dẫn đến đột quỵ?
Có 2 loại đột quỵ chính:
- Đột quỵ do thiếu máu: đây là bệnh chiếm đa số các trường hợp đột quỵ, xảy ra khi các mạch máu não bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, làm cắt đứt dòng máu đến các tế bào não.
- Đột quỵ do xuất huyết: Chiếm một tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn, xảy ra khi mạch máu não bị vỡ.
- Cơn thoáng thiếu máu não: Một dạng cảnh báo của đột quỵ, xảy ra khi có cục máu đông tạm thời.
Tăng huyết áp là nguyên nhân khiến cho các động mạch trên toàn cơ thể có thể bị vỡ hoặc dễ tắc nghẽn hơn. Các động mạch não bị tổn thương do tình trạng tăng huyết áp làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Đó là lý do tại sao việc kiểm soát tình trạng tăng huyết áp lại quan trọng đến như vậy.
Yếu tố nguy cơ của đột quỵ
Có khoảng 90% gánh nặng đột quỵ là do các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được, khoảng 75% là do các yếu tố hành vi như thuốc lá, chế độ ăn và ít hoạt động thể chất. Việc kiểm soát được các yếu tố nguy cơ chuyển hóa và hành vi có thể ngăn chặn hơn ¾ gánh nặng đột quỵ trên toàn cầu. Trong đó phải kể đến tăng huyết áp.
Nguyên tắc phòng ngừa đột quỵ do tăng huyết áp
Các biện pháp phòng ngừa đột quỵ do tăng huyết áp rất cần thiết, nhất là các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Để phòng ngừa đột quỵ có hiệu quả thì người bệnh cần tuân thủ tốt các chế độ phòng bệnh sau đây:
Phòng bệnh đột quỵ do tăng huyết áp cấp một bằng các hành động với mục đích không cho bệnh hoặc tác nhân xấu có cơ hội gây ra bệnh tật.
Phòng bệnh đột quỵ do tăng huyết áp cấp hai với mục đích: phát hiện sớm ra bệnh ở giai đoạn mới chưa có triệu chứng. Nhờ đó mà khi áp dụng, các phương thức điều trị có thể trì hoãn hoặc chặn đứng không cho bệnh xảy ra.
Phòng ngừa đột quỵ do tăng huyết áp cấp ba là để tránh các biến chứng xấu của bệnh mà không may đang mắc phải.
Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ tuy nhiên các triệu chứng của tăng huyết áp thường không rõ ràng, khiến cho người bệnh thường chủ quan hoặc nhầm lẫn với các triệu chứng của một số bệnh lý khác. Vậy nên nhiều nhà y học nhận định rằng tăng huyết áp là “sát thủ thầm lặng”. Thực tế, những người có tiền sử tăng huyết áp thì nguy cơ xảy ra đột quỵ tăng lên gấp 3-4 lần so với người bình thường.
Mắc bệnh đột quỵ không có nghĩa là chấm hết, chỉ cần người bệnh duy trì lối sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực, giữ thái độ lạc quan với cuộc sống, luôn tin tưởng, tuân thủ các phương pháp điều trị thì bệnh sẽ có những chuyển biến vô cùng tích cực.