Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một trong những hội chứng bệnh khá phổ biến, bệnh thường có đặc trưng là sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, hiếm gặp hơn ở nhóm trẻ dưới 6 tháng và trên 5 tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhiều vào tháng hai đến tháng tư, tháng chín đến tháng mười hai.
Dịch tễ
Đây là một bệnh dễ lây lan từ người sang người do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh. Giai đoạn lây lan mạnh nhất là tuần đầu tiên bị bệnh. Thời kỳ ủ bệnh từ 3-7 ngày. Sốt thường là triệu chứng xuất hiện đầu tiên của bệnh.
Đầu tiên virus thường cư trú ở niêm mạc má hay niêm mạc hồi tràng và sau 24 giờ, virus lan đến các hạch bạch huyết vùng. Vào ngày thứ 7 sau khi nhiễm bệnh, kháng thể trung hòa tăng cao và virus bị thải loại. Mọi người đều có thể nhiễm virus nhưng không phải tất cả những người nhiễm virus đều biểu hiện bệnh. Nhiễm bệnh có thể tạo nên kháng thể đặc hiệu chống virus gây bệnh tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái diễn do một chủng virus khác gây nên.
Biểu hiện lâm sàng và biến chứng của bệnh
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng nốt phỏng nước trên da và loét niêm mạc miệng.
Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi… Để đề phòng các biến chứng nguy hiểm từ bệnh tay chân miệng, bố mẹ và gia đình cần theo dõi sát trẻ, phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh cùng các diễn biến xấu như sốt cao, thở bất thường, kích thích hoặc li bì, bỏ bú, nôn trớ, co giật…
Nếu không được phát hiện và xử lí kịp thời thì nguy cơ tử vong sẽ rất cao và nhanh chóng, nhất là tỏng bệnh cảnh trụy mạch và phù phổi cấp.
Điều trị
Đây là bệnh do virut gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu.
Các biện pháp điều trị nhằm giải quyết các triệu chứng và biến chứng của bệnh.
– Hạ nhiệt: Khi trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên cần cho trẻ dùng ngay thuốc hạ nhiệt acetaminophen (paracetamol).
– Bổ sung đủ nước: Cho trẻ uống dung dịch điện giải (oresol; hydrit).
– Khi trẻ có sốt và loét miệng cần bổ sung vitamin C, kẽm…
– Điều trị loét miệng họng: Dùng dung dịch glycerin borat lau sạch miệng trước và sau ăn. Gel rơ miệng (kamistad; zyttee…) có tác dụng sát khuẩn và giảm đau giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.
– Khi có triệu chứng não – màng não: cần dùng thuốc chống co giật: phenobarbital. Chuyển lên tuyến trên điều trị chuyên sâu.
Cách phòng ngừa
Hiện tại vẫn chưa có vaccine phòng bệnh chân tay miệng. Trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu nhất để khống chế dịch là phòng lây lan bệnh sang người lành. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:
– Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết.
-Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng diệt khuẩn.
– Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân.
– Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn.
– Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch.
– Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh.
- Bộ Y tế đề xuất có thêm gói cho người đã tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc
- Cựu Giám đốc CDC Bình Dương được tòa tuyên miễn trách nhiệm hình sự: “Tôi rất bất ngờ”
- Thiết lập y tế số để truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng thuốc
- Cách làm bánh bột lọc nhân trần đơn giản mà ngon
- Chế độ dinh dưỡng dành cho các bé chậm lớn