Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2021)

Bệnh sán chó cách phòng và điều trị

Bệnh sán chó là gì? Bạn đã nghe qua về căn bệnh này? Cùng tìm hiểu thêm một số thông tin bên dưới nhé!

Bạn biết không, mỗi nang sán chưa khoảng 2 triệu đầu sán, một khi nang sán vỡ ra, nó sẽ phóng thích hàng triệu đầu sán non theo máu ký sinh khắp nơi trên cơ thể. Vậy nên, không nên xem thường bệnh sáng chó đâu nhé.

  1. Biểu hiện của người bị sán chó

Khi sán kim xâm nhập và kí sinh trong cơ thể, nang sán sẽ chèn ép các phủ tạng, cơ quan ở xung quanh và gây nên những biến chứng nguy hiểm, sự tổn thương và nguy hại còn tùy thuộc vào vị trí có nang sán ký sinh.

Khi nang sán bị vỡ, chúng sẽ khiến cho cơ thể bị nhiễm độc, dị ứng, choáng quá mẫn và đầu sán tràn ra ngoài tạo thành các nang sán thứ phát. Nang sán thứ phát có thể từ 2 đến 5 năm sau mới xuất hiện kể từ khi nang sán tiên phát bị vỡ và thường gây tử vong ở giai đoạn này.

  1. Chẩn đoán sán chó ở người

Các kĩ thuật hiện nay để chẩn đoán sán chó là xét nghiệm tìm kháng thể chống toxocara trong máu. Nếu nó dương tính đồng nghĩa với việc bạn từng nhiễm con này trong thời điểm nào đó, không nói lên được hiện tại cái con đó còn sống trong cơ thể bạn hay không.

Sau khi ăn phải con này, kháng thể sẽ xuất hiện khoảng 2 tuần sau đó, và tồn tại rất lâu, vẫn có thể phát hiện ra kháng thể sau 2,8 năm bằng kỹ thuật y học.

Điều đó có nghĩa là nếu bạn xét nghiệm thì khả năng dương tính rất cao. Nếu bạn có biểu hiện lâm sàng chẳng hạn như mề đay dai dẳng, vấn đề ở mắt, có khối ở gan, não, huyết thanh chẩn đoán toxocara (+), đã loại hết các nguyên nhân khác …. kèm theo đó xét nghiệm công thức máu nếu có bạch cầu ái toan tăng cao thì người ta mới nghĩ tới là bạn đang thực sự nhiễm sán chó và khi đó mới điều trị.

  1. Bệnh sán chó có biểu hiện như thế nào?

Nếu đơn thuần bạn có huyết thanh chẩn đoán toxocara (+) ngoài ra không có gì khác thì không cần điều trị, trường hợp này, việc bạn cần phải uống thuốc hay không tùy vào kết quả thảo luận của bạn với bác sĩ.

  1. Phòng bệnh sán chó

Để phòng bệnh sán chó, bạn cần thực hiện các biện pháp sau đây:

Thực hiện quá trình ăn chín uống sôi, thường xuyên giữ gìn vệ sinh khi tiếp xúc hay đùa giỡn với chó.

Nên đưa chó đi khám định kỳ cũng như điều trị triệt để khi phát hiện chó bị nhiễm sán. Bệnh sán chó dễ dàng lây từ chó sang người mặc dù ít gặp, chúng ta cần phải phòng ngừa và đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.

Việc phát hiện và điều trị sớm, kịp thời giúp làm giảm các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người.

Ngoài ra, bạn cũng nên tìm đến các địa điểm, bệnh viện, trung tâm y tế uy tín và gần bạn để được thăm khám, chấn đoán và điều trị kịp thời.

Hy vọng rằng những thông tin bên trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh và biết cách phòng ngừa, điều trị bệnh kịp thời nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *