Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2021)

Cách xử lý trong trường hợp bị chó mèo cắn

Chó mèo cắn gây trầy xước là điều mà rất nhiều người trong số chúng ta từng gặp phải. Vậy có ai biết cách xử lý trong trường hợp bị chó mèo cắn chưa?

Cách xử lý trong trường hợp bị chó mèo cắn

Cách tốt nhất để ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh dại khi bị động vật cắn là xử lý vết cắn, làm sạch vết thương và thực hiện ngay việc tiêm phòng càng sớm càng tốt.

Nếu một người mới bị lây vết cắn động vật thì cần nhanh chóng thực hiện các bước sau:

– Rửa ngay vết thương với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian từ 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể tạm thời rửa vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.

– Vết thương cần được làm sạch với cồn 70% hoặc dung dịch cồn iod hoặc những thuốc tương tự nếu có.

– Đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức để kịp thời thăm khám và điều trị sớm nhất.

– Đối với vết cắn đông vật, tuyệt đối tránh một số thứ được liệt kê dưới đây:

+ Để các chất kích thích như ớt bột, nước ép hoặc nhựa cây, axit hoặc kiềm dây vào vết thương.

+ Tránh băng bó, đắp thuốc kín vết thương, tránh khâu vết thương vì có thể khiến virus dại xâm nhập dễ dàng hơn.

Hãy đến gặp ngay bác sĩ hoặc bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất nếu bạn bị bất kỳ loài động vật nào cắn, kể cả vật nuôi trong nhà. Dựa trên điều kiện và tình trạng vết cắn, bác sĩ và những người có chuyên môn y tế sẽ quyết định xem liệu có nên cho bạn tiêm vắc-xin ngừa dại hay không.

Xử lý vết thương khi bị chó cắn hoặc mèo cắn

Bác sĩ có thể chỉ định bạn tiêm vắc-xin dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm (PEP) trong các điều kiện sau đây:

+ Nếu vết cắn gây xước da và vết thương có chảy máu.

+ Nếu màng nhầy ở vùng da đã tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi mắc bệnh dại.

+ Nếu con vật đã cắn người bị chết hoặc biến mất trong thời gian theo dõi, có biểu hiện hành vi không bình thường.

+ Thậm chí nếu bạn không chắc chắn liệu mình có bị cắn hoặc lây nhiễm hay không, bạn vẫn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn phương hướng xử lý tốt nhất, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của bạn.

+ Tiêm vắc-xin chính là biện pháp ngăn ngừa bệnh Dại chủ động và toàn diện nhất. Do vậy, mọi người nên chủ động tìm đến các cơ sở, trung tâm uy tín để tiêm phòng theo đúng lịch và đúng liều để ngăn ngừa bệnh một cách tốt nhất.

Hiện tại phần lớn các bệnh viện, các cơ sở y tế đều cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai, trong đó có cả vắc xin phòng bệnh dại.

Hi vọng rằng những thông tin bên trên có thể giúp bạn chủ động hơn và biết cách xử lý trong trường hợp bị chó mèo hoặc các động vật khắc cắn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *