Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2021)

Tự kỷ là gì? Các dấu hiệu trẻ có thể mắc bệnh tự kỷ

Tự kỷ là gì? Tự kỷ có tỉ lệ mắc như thế nào so với trẻ em hiện nay? Cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh tự kỷ là một chứng tự kỷ nhẹ ở trẻ, theo các chuyên gia đầu ngành thì ba mẹ nên dành tình yêu thương và lòng kiên nhẫn để xóa nhòa đi rào cản và khiến cho cuộc sống của bé trở nên ý nghĩa hơn.

  1. Tự kỷ dạng nhẹ ở trẻ

Tự kỷ là một hội chứng khi trẻ bị khiếm khuyết trong giao tiếp, trong tương tác với mọi người, trẻ gặp khó khăn trong việc kiểm soát ngôn ngữ, hành vi, cảm xúc, dẫn đến giảm khả năng hòa nhập với xã hội.

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra chứng tự kỷ ở trẻ nhưng một số nhận định cho rằng, trẻ bị tự kỷ là do:

– Sự phát triển thiếu hài hòa của não bộ do một số gen gây ra, tổn thương não bộ

– Trong quá trình mang thai, mẹ tiếp xúc thường xuyên với nhiều chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy… làm tăng nguy cơ trẻ tự kỷ sau khi sinh ra.

– Yếu tố môi trường không thuận lợi làm tăng nguy cơ tự kỷ như hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường, gia đình bỏ mặc ít dạy dỗ quan tâm…

  1. Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ nhẹ

Trên thực tế, bệnh tự kỷ nhẹ thường khó xác định thông qua hành vi. Đa phần các trẻ đều có khả năng trí tuệ bình thường hoặc trên mức trung bình. Một số ít có năng khiếu trí nhớ tốt hơn nên dễ nhầm tưởng trẻ thông minh.

Một số dấu hiệu như giảm khả năng tương tác có thể giúp nhận biết chứng tự kỷ nhẹ của trẻ, thiếu khả năng kết nối với những bạn trẻ đồng trang lứa, thích chơi một mình hoặc chạy đùa vận động theo bạn.

Về ngôn ngữ trẻ vẫn nói được nhưng cách diễn đạt câu nói đơn giản, hỏi trẻ chỉ biết kể lại sự việc sơ sài, nói theo thụ động, đối đáp hội thoại kém, hay nói nhắc lại một vài mẫu câu…Ba mẹ thấy con vẫn quí người thân, vẫn hiểu lời hiểu mệnh lệnh quen thuộc, vẫn chạy đùa theo bạn nên thường cho là trẻ phát triển bình thường.

Một số thói quen khó thay đổi như giảm tập trung. Kết hợp với nhiều biểu hiện trên nhưng ở mức độ nhẹ thì ba mẹ nên lưu ý khả năng con mắc tự kỷ nhẹ và nên cho con đi khám các nhà chuyên môn để có thể sắp xếp các dấu hiệu này vào rối loạn phổ tự kỷ.

  1. Cách chăm sóc trẻ tự kỷ nhẹ

Trẻ tự kỷ nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ làm giảm khả năng thích ứng, khó hòa nhập cùng xã hội về sau này.

Tuy nhiên, nếu như trẻ tự kỷ nhẹ được kiểm tra, phát hiện và can thiệp sớm thì sự phát triển của trẻ vẫn có thể diễn ra tương đối bình thường, trẻ có thể hòa nhập được với cộng đồng xã hội. Trong trường hợp nặng hơn thì các biện pháp can thiệp và chăm sóc lúc này chỉ có thể giúp trẻ cải thiện phần nào để biết cách giao tiếp hơn.

Trẻ tự kỷ cần tình yêu thương và sự quan tâm từ ba mẹ, đừng mặc cảm, đừng chủ quan và tuyệt đối không bỏ rơi trẻ. Và cũng đừng để ai kỳ thị trẻ. Ba mẹ hãy kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, luôn ở bên con và dành nhiều thời gian để dạy dỗ, quan tâm con.

Ngoài ra, quý phụ huynh cũng cần phải theo dõi tình trạng tự kỷ của con em một cách kỹ càng, trao đổi với nhà chuyên môn như bác sĩ, cán bộ tâm lý, giáo viên mẫu giáo và chuyên biệt, thực hiện đúng theo những lời khuyên và hướng dẫn trị liệu về việc chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ nhẹ, để từ đó hỗ trợ trẻ tốt hơn trong suốt chặng đường sắp tới mà trẻ phải đi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *