Chăm sóc trẻ thừa cân béo phì có khó không? Vì sao lại có một số trẻ dễ thừa cân béo phì? Cùng tìm hiểu nhé!
Trẻ em hay ăn, hay thèm ăn có thể dẫn đến thừa cân, một số khác còn gặp tình trạng béo phì. Mà béo phì gây ảnh hướng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, vậy bạn đã chuẩn bị kế hoạch chăm sóc trẻ thừa cân béo phì thế nào?
1. Phương pháp chăm sóc trẻ béo phì
Những điều mẹ nên làm khi chăm sóc trẻ thừa cân béo phì
– Chú ý đến khẩu phần ăn của trẻ, khẩu phần ăn của trẻ cần cân đối, hợp lý, nên phối hợp nhiều loại thức ăn, tránh ăn một loại thực phẩm nào đó liên tục
– Nếu uống sữa nên sử dụng sữa không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa tách bơ), không nên uống sữa đặc có đường
– Hạn chế các thức ăn được chế biến quá nhiều, chẳng hạn như các món xào, rán, nên làm các món luộc, hấp, kho
– Nên nhai kĩ và ăn chậm, ăn đều, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói, vì nếu trẻ bị quá đói, trẻ dễ ăn nhiều trong các bữa ăn sau đó và làm tích lũy mỡ nhanh hơn
– Nên ăn nhiều vào bữa sáng, tránh ăn vặt ở trường, giảm dần từ bữa ăn chiều và tối
– Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt, giảm bớt gạo thay bằng ngô, khoai và những thức ăn cơ bản có nhiều chất xơ
2. Kế hoạch chăm sóc trẻ thừa cân béo phì dưới 2 tuổi
Đối với trẻ dưới 2 tuổi, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
– Không cho trẻ ăn quá nhiều, thể tích mỗi bữa ăn phải phù hợp với tháng tuổi của bé
– Cháo, bột phải có mức năng lượng vừa phải, không nên thêm các thực phẩm nhiều béo vào chén bột, cháo của trẻ(bơ, phomat, sữa giàu béo)
3. Những điều nên tránh
– Không nên cho trẻ sử dụng các loại nước ngọt có ga
– Hạn chế các loại bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường trong những bữa ăn của bé
– Không dự trữ sẵn các loại thức ăn giàu năng lượng như bơ, phomat, bánh, kẹo, chocola, kem, nước ngọt trong nhà
– Không cho trẻ ăn vào buổi tối khi sát giờ đi ngủ
– Tăng cường công việc thể lực cho trẻ, so với điều trị bằng chế độ ăn thì việc tăng cường công việc thể lực có vẻ khả quan hơn, vừa giúp trẻ phát triển chiều cao vừa duy trì sức khỏe tốt cho các bé
4. Các biện pháp giúp trẻ tăng cường vận động:
– Tạo niềm thích thú cho trẻ với một môn thể thao bất kỳ hoặc với các hoạt động thể thao nói chung
– Các bậc phụ huynh nên chú ý ủng hộ, tạo mọi điều kiện để trẻ năng động hơn
– Chú trọng sở thích của trẻ, tham gia các môn thể thao đơn giản gần gũi với cuộc sống của bé như đi bộ đến trường, chạy, nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu, leo cầu thang…
– Nên hướng dẫn trẻ tự làm các công việc đơn giản ở nhà như lau dọn nhà cửa, xách nước tưới cây, bưng bê một số đồ đạc nhẹ, gọn
– Hạn chế ngồi coi tivi, xem clip, chơi các trò chơi điện tử
– Không nên ép trẻ học quá nhiều, nên tạo điều kiện để trẻ được vui đùa, chạy nhảy sau những giờ học căng thẳng.
- Đội ngũ Y tế Việt Nam có thể đặt ra tầm nhìn mới, mục tiêu cao bằng y đức, trí tuệ, tài năng và khát vọng lớn
- Bình dương Từng bước “xanh hóa” vùng sản xuất
- 10/10 xã, thị trấn “vùng xanh”, huyện Bắc Tân Uyên công bố xanh hóa địa bàn
- Việt Nam và Nhật Bản hợp tác phát triển y tế chất lượng cao
- Sau dịch, tăng tốc trở lại lập hồ sơ sức khỏe điện tử