Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2021)

Dinh dưỡng chăm sóc trẻ thấp còi

Chăm sóc trẻ thấp còi như thế nào để có thể cải thiện được tình trạng thấp còi, suy dinh dưỡng của bé?

Hiện nay, tỷ lệ trẻ thấp còi chiếm khoảng 24,3% (năm 2006), một số tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng ở mức khá cao, vậy dinh dưỡng chăm sóc trẻ thấp còi như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Nguy cơ và hậu quả khi trẻ bị suy dinh dưỡng

Các nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng cụ thể:

– Giai đoạn bào thai: Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai hoặc sinh non tháng, nhẹ cân, chiều dài thấp thì nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi cao.

– Giai đoạn trẻ dưới 2 tuổi: chiều dài lúc trẻ 2 tuổi bằng ½ chiều cao lúc trẻ trưởng thành, vì vậy nên cách nuôi trẻ dưới 2 tuổi là vô cùng quan trọng, các mẹ lưu ý nhé.

– Giai đoạn tuổi tiền dậy thì và dậy thì: Đây là giai đoạn phát triển chiều cao rất tốt với bé gái từ 10-13 tuổi, 13-17 tuổi ở bé trai. Từ sau dậy thì, trẻ sẽ rất khó để phát triển chiều cao.

2. Chế độ dinh dưỡng chăm sóc trẻ thấp còi

– Trẻ dưới 2 tuổi: Từ tháng thứ 7, cùng với sữa mẹ, cần cho trẻ ăn thêm (thức ăn bổ sung), số bữa ăn hàng ngày tùy theo tháng tuổi của bé: 6 tháng tuổi ăn 1 bữa bột loãng, 7-9 tháng ăn 2-3 bữa bột đặc, 10-12 tháng ăn 3-4 bữa bột đặc. Trẻ từ 1-2 tuổi ngoài bú mẹ cần ăn thêm 4 bữa/ngày. Mỗi ngày uống 400-500ml sữa (nếu không có sữa mẹ).

– Giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì: Nhu cầu dinh dưỡng cho lứa tuổi này trước hết là vấn đề năng lượng, nhu cầu này tùy theo giới tính, độ tuổi mà bố mẹ có thể có kế hoạch về thực đơn hợp lý cho con. Cụ thể:

Đạm: Protein rất cần thiết để phát triển chiều cao và cân nặng vì chất đạm giúp tạo nên cấu trúc của tế bào, tạo nên các nội tiết tố và đáp ứng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Protein động vật cung cấp cho bữa ăn từ thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua… Nguồn protein thực vật từ đậu đỗ, vừng, lạc…

Chất béo: là nguồn cung cấp năng lượng, giúp hòa tan, hấp thụ các loại vitamin tan trong dầu, năng lượng do chất béo cung cấp trong khẩu phần ăn chiếm khoảng 20-30%.

Chất sắt: nhu cầu sắt hàng ngày được đáp ứng thông qua chế độ ăn giàu sắt và sắt cũng có giá trị sinh học cao. Tuy nhiên nước ta hiện nay, khả năng tiếp cận các nguồn thức ăn động vật có lượng sắt giá trị sinh học cao là khá thấp, vậy nên ngay giai đoạn vị thành niên, đặc biệt là bé gái cần bổ sung sắt hoặc viên đa vi chất hàng tuần.

Vitamin A: Cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm tỷ lệ nhiễm trùng và tử vong. Vitamin A có nhiều trong thức ăn động vật như gan, trứng, sữa…; thức ăn thực vật cung cấp nguồn caroten như rau xanh, gấc, quả màu vàng. Nhu cầu vitamin A hàng ngày lứa tuổi vị thành niên là 800µg/ngày/nam và 650µg/ngày/nữ.

Canxi: Rất cần cho lứa tuổi dậy thì vì tốc độ tăng trưởng chiều cao ở tuổi này rất nhanh, nhu cầu canxi nhiều, vì vậy, nhu cầu canxi là 1000mg/ngày. Canxi cùng với phospho để duy trì và hình thành bộ xương, răng vững chắc.

Kẽm: Kẽm cần thiết cho sự tăng trưởng cả cân nặng và chiều cao của cơ thể. Thực phẩm nhiều kẽm có trong tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu.

Vitamin C: Vitamin C giúp hấp thu và sử dụng sắt, canxi và axit folic. Ngoài ra, nó còn có chức năng chống dị ứng, tăng khả năng miễn dịch, kích thích tạo dịch mật, bảo vệ thành mạch. Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh, quả chín. Nhu cầu vitamin ở tuổi vị thành niên là 95mg/ngày.

Để trẻ được phát triển khỏe mạnh, thông minh, bố mẹ không chỉ cần quan tâm đến cân nặng của trẻ mà còn quan tâm đến chiều cao của trẻ ở từng giai đoạn, nếu bỏ qua các mốc quan trọng thì khó có cơ hội lấy lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *