Bệnh giun sán nói riêng và bệnh giun nói chung là một dạng kí sinh trùng cư trú trong đường ruột của người. Trẻ em hoặc người lớn bị nhiễm giun đều bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tình trạng nhiễm bệnh giun sán nói riêng và nhiễm giun nói chung hiện đang khá phổ biến tại Việt Nam. Theo thống kê từ tổ chức y tế thế giới thì Việt Nam là nước có tỉ lệ nhiễm giun khá cao, phân bố tùy theo vùng miền. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về bệnh này theo các thông tin bên dưới.
-
Nguyên nhân nhiễm giun ở người
Có rất nhiều nguyên nhân gây nhiễm giun ở người như:
– Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của giun
– Ăn các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không rõ nguồn gốc
– Thói quen sinh hoạt kém vệ sinh như cắn móng tay, mút tay, không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
– Đi bộ chân đất cũng tạo điều kiện cho ấu trùng giun chui vào cơ thể qua da
– Sử dụng phân chưa được xử lý để bón tưới cây trồng
-
Dấu hiệu và triệu chứng của người bị giun
Người bị nhiễm giun sẽ có những triệu chứng điển hình sau:
– Đau vùng rốn, người gầy gò, có thể nôn và đi ngoài ra giun. Đau bụng do nhiễm giun thường tái đi tái lại nhiều lần
– Người bị nhiễm giun thường bị ngứa ở vùng hậu môn về đêm
– Rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc, lúc lỏng
– Trẻ nhiễm giun thường biếng ăn, khó chịu, hay quấy khóc về đêm
– Có biểu hiện thiếu hụt vitamin và khoáng chất
-
Phòng ngừa nhiễm giun bằng cách nào?
Nhiễm giun có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người bị nhiễm. Do đó, mỗi người dân cần thực hiện tốt những phương pháp phòng ngừa nhiễm giun sau:
– Thực hiện việc ăn chín, uống sôi và giữ gìn vệ sinh cá nhân để phòng ngừa nhiễm giun. Sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt và ăn uống, trái cây nên được rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn.
– Giữ gìn vệ sinh cá nhân: cắt ngắn móng tay, rửa tay và hậu môn bằng cà phòng sau mỗi lần đại tiện, đại tiện đúng nơi, đảm bảo vệ sinh và tuyệt đối không đi chân đất ra khỏi nhà.
– Giữ gìn vệ sinh môi trường sống: vệ sinh sạch sẽ nơi ở, bố trí khu vực xử lý phân xa nơi ở và giếng nước, không dùng phân chưa xử lý để tưới bón cây trồng.
– Tẩy giun theo định kỳ mỗi 6 tháng. Nên cho tẩy giun cả gia đình. Trong trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng, nên cho tẩy giun theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
– Giáo dục sức khỏe và vệ sinh, làm giảm lây truyền và tái nhiễm bằng cách khuyến khích các hành vi lành mạnh.
Giun vẫn là vấn đề nhức nhối ở nước ta hiện nay. Mỗi người chúng ta đều nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phòng tránh nhiễm giun hiệu quả. Đừng quên tẩy giun định kỳ cho cả gia đình bạn nhé!