Dị ứng thực phẩm có xảy ra với bạn? Những đối tượng nào thường bị dị ứng do các loại thực phẩm?
Một số nghiên cứu cho thấy có khoảng 1/3 người lớn có vấn đề về dị ứng thực phẩm đối với một số loại thực phẩm nhấ định, và vấn đề an toàn thực phẩm đang ngày càng được xã hội quan tâm.
Những điều cần biết y tế học đường
Nghề điều dưỡng là gì những điều cần biết về nghề điều dưỡng
Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Lưu ý khi chăm sóc người cao tuổi
1. Nguyên nhân dị ứng với thực phẩm
Nguyên nhân gây dị ứng do thực phẩm bao gồm 3 loại:
– Do thực phẩm có nhiều protein bổ dưỡng nhưng cũng có môt số loại protein lạ, khi ăn vào cơ thể sẽ là những kháng nguyên thực sự.
– Một số protein có trong thực phẩm chỉ đóng vai trò là một bán kháng nguyên hay kháng nguyên không đầy đủ, loại này khi đi vào cơ thể sẽ kết hợp với nhóm quyết định kháng nguyên sẵn có nên gây ra dị ứng.
– Do một số thực phẩm chứa nhiều chấ histamin, chất này khi đi vào cơ thể dễ gây nên các triệu chứng dị ứng.
Các loại thực phẩm hay gây dị ứng là động vật thuộc nhóm giáp xác (cua, tôm, mực, sò…), nhộng tằm, nhộng ong, ba ba, cá, lươn, chạch, sữa, trứng, sữa chua, lạc, đỗ… Đối với dị ứng thực phẩm, các phản ứng dị ứng (đặc biệt là sốc phản vệ) không phụ thuộc số lượng ăn vào nhiều hay ít mà phụ thuộc vào độ mẫn cảm của từng cá thể.
2. Các mức độ biểu hiện khi bị dị ứng thức ăn
Dị ứng thực phẩm biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau sau khi ăn, tùy từng cá thể, các biểu hiện đường tiêu hóa thường gặp như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa… tiếp đó là các biểu hiện ngoài da như đỏ da, mẩn ngứa, nổi mề đay… các biểu hiện thần kinh như đau đầu, chóng mặt, ngất, hôn mê, các tổn thương niêm mạc như phù nề niêm mạc mắt, mũi, miệng. Các triệu chứng hô hấp như hắt hơi, ngạt, chảy nước mũi, khó thở kiểu hen, co thắt thanh quản, đặc biệt là sốc phản vệ khi có trụy tim mạch với các triệu chứng sốc như da tái lạnh, mạch nhanh nhỏ, nổi vân tím, tụt huyết áp… các trường hợp nặng như co thắt thanh quản, sốc phản vệ có thể gây tử vong nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời.
3. Phòng tránh
Tất cả những người đã được xác định là có dị ứng với thực phẩm nào thì nên tránh ăn uống, tiếp xúc. Cần hết sức chú ý khi đi ăn nhà hàng, nên xem kĩ thực đơn, thành phần, nguồn gốc thức ăn để tránh ăn hầm vào những loại thực phẩm có thể gây dị ứng, thậm chí dị ứng có thể xảy ra nếu dùng chung bát đĩa, đựng loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Không nên ăn các loại hải sản đã chết hoặc thực phẩm được chế biến không đảm bảo vì hai loại này thường chứa nhiều histamin do nhiễm khuẩn. Tránh ăn các loại thức ăn đã được xác minh gây dị ứng, một số người dị ứng với cua biển cũng nên thận trọng khi ăn các đồ biển khác như ghẹ, mực, tôm, sò…
- Bộ Y tế đề nghị các địa phương đề xuất nhu cầu vaccine COVID-19
- Vì sao WHO và các chuyên gia y tế khuyến cáo giảm tiêu thụ đồ uống có đường?
- Ngành Y tế TP.Tân Uyên: Đổi mới để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh nhân dân
- Bình Dương Tiêm vắc xin Vero Cell mũi 2 cho người dân
- Tết Trung thu cận kề, Bộ Y tế tiếp tục nhắc đẩy mạnh kiểm tra, truy xuất, xử lý nghiêm thực phẩm ‘bẩn’