Nhiều người lựa chọn các hoạt động thể thao để tăng cường sức khoẻ. Ảnh minh hoạ.
Theo cuộc khảo sát, 83% số người Việt tham gia cuộc khảo sát này cho biết đã thay đổi các ưu tiên về sức khỏe của họ sau đại dịch. Họ tập trung nhiều hơn vào lối sống lành mạnh, năng động cũng như có được một phương pháp bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Những người tham gia khảo sát cũng chia sẻ rằng tăng cường hệ miễn dịch (54%), cải thiện sức khỏe tổng thể (53%), xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh (50%) và cải thiện sức khỏe tinh thần (50%) là bốn mục tiêu sức khỏe hàng đầu mà họ mong muốn đạt được, tiếp theo sau là tăng cường vận động (48%) và cải thiện giấc ngủ (46%).
Cuộc khảo sát chỉ thêm rằng các thế hệ khác nhau có những ưu tiên khác nhau trong việc cải thiện sức khỏe của họ. Những người tham gia lớn tuổi hơn thuộc thế hệ X và Boomers tập trung nhiều hơn vào việc tăng cường khả năng miễn dịch (50%), so với những người trẻ hơn thuộc thế hệ Z và Millennials (42%).
Ngược lại, 46% thế hệ trẻ coi việc cải thiện sức khỏe tinh thần là một phần quan trọng trong mục tiêu sức khỏe, trong khi chỉ có 34% thế hệ lớn tuổi hơn có cùng quan điểm.
Khi người tiêu dùng ở Việt Nam ngày càng quan tâm nhiều hơn về sức khỏe, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người trong số họ (95% – cao nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương) sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho sức khỏe và thể chất. Cụ thể: 50% người được hỏi sẽ chi thêm 1% – 10%; 35% người được hỏi sẽ chi thêm 11% – 20%; 15% người được hỏi sẽ chi thêm ít nhất 20%.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư vào sức khỏe, những người tham gia đã chia sẻ cách họ muốn sử dụng khoản chi tiêu tăng cường của mình để: lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn (66%); đi khám sức khỏe định kỳ (59%); mua/tiêu thụ thực phẩm bổ sung (52%); sử dụng dịch vụ tư vấn chuyên gia (40%); tìm kiếm tư vấn về sức khỏe tinh thần (36%).
Từ những kết quả khảo sát này, có thể thấy người tiêu dùng trong khu vực đánh giá cao vai trò quan trọng của dinh dưỡng trong hoạt động duy trì sức khỏe lâu dài và tuổi thọ.
Ngoài ra, trong khi 96% người tiêu dùng Việt Nam, cao nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương, được khảo sát cho biết đang thực hiện các bước để đạt được mục tiêu sức khỏe của họ, thì vấn đề thiếu thời gian (52%) và thiếu động lực (40%) là những thách thức hàng đầu ngăn cản họ thực hiện mục tiêu của mình.
Để vượt qua những thách thức này, đại đa số (84%) người được hỏi ghi nhận tầm quan trọng của việc có một nhóm hỗ trợ trong hành trình chăm sóc sức khỏe và thể chất.
Ông Stephen Conchie, Chủ tịch Herbalife khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Trung Quốc, cho biết: “Khi sự quan tâm đến lối sống lành mạnh, năng động ngày càng cao cũng như nhu cầu được hỗ trợ từ các đội nhóm để vượt qua những khó khăn trong việc đạt được và duy trì lối sống khỏe mạnh ngày càng tăng, công ty của chúng tôi càng phù hợp hơn bao giờ hết trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao và đa dạng của chúng tôi, cùng với các thành viên độc lập Herbalife, với sự chăm sóc hỗ trợ cá nhân và một cộng đồng hỗ trợ gồm những người có cùng chí hướng, mang đến cho người tiêu dùng giải pháp toàn diện và cá nhân hóa để thực hiện mục tiêu sức khỏe và thể chất của bản thân”.
Được thực hiện vào tháng 4.2023, khảo sát về ưu tiên sức khỏe của Herbalife đã thăm dò ý kiến của 5.504 người tiêu dùng từ 18 đến 78 tuổi tại 11 thị trường khu vực châu Á Thái Bình Dương bao gồm: Úc, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.
Trà My
- Luôn cảnh giác kể cả khi có vaccine ngừa COVID-19
- DỰ KIẾN 11 NHÓM ĐỐI TƯỢNG TẠI VIỆT NAM SẼ ĐƯỢC TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế: Công nghệ đồng hành cùng cuộc sống
- Dịch COVID-19 hôm nay: Số nhiễm và bệnh nhân nặng tăng nhẹ
- Bộ Y tế nhắc các tỉnh, thành ngăn chặn bệnh cúm gia cầm xâm nhập vào Việt Nam, lây nhiễm sang người