Bệnh viêm gan C được phát hiện năm 1989. Virus này lan truyền qua đường máu như viêm gan B nhưng lại hiếm khi lây qua đường tình dục. Viêm gan C thường được gọi là một căn bệnh thầm lặng vì nhiều nguyên nhân mang virus không có triệu chứng, không nhận thấy bệnh.
Hiện tại, bệnh viêm gan C không có thuốc chủng ngừa nhưng khi nhiễm viêm gan C thì vẫn có cách điều trị.
-
Bệnh viêm gan C:
Là một căn bệnh do virus lan truyền rộng rãi và tổ chức y tế thế giới ước tính có 170 triệu người trên thế giới đang mắc căn bệnh này.
Việc xác định kiểu gen là vấn đề quan trọng vì có một số kiểu gen dễ điều trị hơn một số kiểu gen khác. Điều này có nghĩa là việc điều trị sẽ khác nhau tùy theo kiểu gen. Các loại kiểu gen được mô tả như sau:
Kiểu gen 1: được tìm thấy chủ yếu ở Châu Âu và Bắc Mỹ, loại này khó điều trị hơn và cần 48 tuần để diệt sạch virus.
Kiểu gen 2 và 3 thì dễ điều trị hơn, nhiều bệnh nhân mắc thể viêm gan này có thể làm sạch virus chỉ sau 24 tuần điều trị. Kiểu gen này thường gặp ở Úc và vùng viễn đông.
Kiểu gen 4 thường gặp ở Trung Đông và châu Phi và được điều trị trong 48 tuần, như kiểu gen 1 (khoảng 90% người bị viêm gan C ở Trung Đông và châu Phi bị nhiễm kiểu gen 4).
Kiểu gen 5 & 6 hiếm hơn, và được điều trị trong 48 tuần, như kiểu gen 1 & 4. Gan là một trong những cơ quan lớn nhất và quan trọng nhất trong cơ thể. Gan nằm dưới khung sườn bên phải, phía trên dạ dày. Gan chịu trách nhiệm:
– Dự trữ vitamin, khoáng chất, sắt và đường cho cơ thể, chuyển hóa thức ăn
– Sản xuất những protein cơ bản và những chất đông máu
– Kiểm soát nồng độ hormone và các chất hóa học trong máu
Hóa giải chất độc
Bạn không thể sống nếu không có gan. Nếu như gan bị bệnh, các chức năng gan sẽ bị ảnh hưởng và bạn sẽ thấy sức khỏe của bạn thay đổi. Tổn thương gan do virus có thể tiến triển chậm trong nhiều năm, nên việc phát hiện và điều trị cũng rất quan trọng.
2.Bạn bị nhiễm bệnh như thế nào?
Người ta thường bị nhiễm viêm gan C qua:
– Truyền máu bị nhiễm hay những chế phẩm của máu trước năm 1991
– Tiếp xúc với máu của người bị nhiễm ( ví dụ như việc sử dụng chung dao cạo râu, sử dụng chung bàn chải đánh răng, bông băng vệ sinh, băng vết thương)
– Tất cả những tình huống có sử dụng hoặc tái sử dụng những dụng cụ không được vô trùng cẩn thận.
– Truyền máu bị nhiễm hoặc những chế phẩm của máu trước năm 1991
– Tiếp xúc với máu của người bị nhiễm
Một số tình huống trong hoặc ngoài y khoa có sử dụng, tái sử dụng những dụng cụ không được vô trùng cẩn thận:
– Sử dụng chung kim tiêm, ống chích
– Bị kim tiêm đâm phải
– Chữa răng
– Xăm mình, châm cứu xỏ lỗ tai vô trùng
– Sử dụng những vật dụng vệ sinh cá nhân bị nhiễm
– Truyền từ mẹ sang con (hiếm gặp)
– Ở nhiều người, không biết được đường lây nhiễm