Bệnh tự kỷ ở trẻ sơ sinh là một hội chứng dạng khuyết tật và nếu kéo dài sẽ khiến người mắc bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Nếu như được phát hiện và điều trị kịp thời thì người bệnh tự kỷ ở trẻ sơ sinh sẽ có khả năng phát triển, hòa nhập với cuộc sống tốt hơn. Rất nhiều bằng chứng cho thấy, rất nhiều trẻ tự kỷ đã phát triển các năng lực nổi trội và đóng góp rất nhiều cho xã hội khi trưởng thành.
Cảm cúm là gì? Cách làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh
Đau bao tử và đau dạ dày cách phòng tránh các triệu chứng của bệnh
1. Thế nào là bị tự kỷ?
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, Cứ 59 trẻ thì có một bé bị mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder – ASD).
Tự kỷ là tình trạng khiếm khuyết kéo dài khiến người mắc phải gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, tình trạng này thường tiến triển trong 3 năm đầu đời của trẻ và có thể gây tổn thương cho đứa trẻ vì các hành động tự gây hại, quậy phá của trẻ.
Nếu phát hiện và điều trị sớm cùng với sự hỗ trợ từ gia đình, cộng đồng thì người bệnh tự kỷ sẽ có khả năng phát triển các giá trị bản thân, hòa nhập cuộc sống.
2. Làm thế nào để nhận biết trẻ có bị rối loạn tự kỷ hay không, ngay khi còn nhỏ?
6 tháng đầu là thời điểm sớm nhất để phát hiện ra bệnh tình của trẻ, các triệu chứng thường khác nhau, tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và thường cũng không rõ ràng cho đến khi bé được hơn 2 tuổi.
Vậy nên các mẹ nên thường xuyên theo dõi sự phát triển của con và tham khảo ý kiến của các bác sĩ nếu phát hiện con có những biểu hiện bất thường, không giống các bạn đồng trang lứa.
Lưu ý bệnh tự kỷ ở trẻ sơ sinh có thể nhận thấy chỉ là do trẻ thiếu những hình vi bình thường chứ không phải có những hành vi bất thường.
Một số biểu hiện cần lưu ý:
– Ít cười
– Ít bắt chước
– Mắt không linh hoạt
– Chậm bập bẹ tập nói
– Hiếm gây ra sự chú ý
– Thiếu điệu bộ cử chỉ
– Chậm phát triển vận động
Cần lưu ý đặc biệt đến các loại hành vi sau đây
Lặp đi lặp lại một số động tác: liên tục vẫy tay, tự xoay người vòng vòng
Khó thích nghi hay cứng nhắc: rất thích xếp đồ vật theo đúng thứ tự, ngăn nắp.
Thiếu thích thú, không biết vui đùa.
Nhạy cảm với thức ăn, mùi vị, âm thanh hay hình ảnh
3. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tự kỷ?
Nguyên nhân dẫn đến tự kỷ đến thời điểm hiện tại vẫn là dấu chấm hỏi lớn đối với nền khoa học y tế, một giả thiết cho rằng tự kỷ có nguyên nhân từ các yếu tố sinh học hoặc môi trường, hoặc có thể là cả hai, bao gồm các yếu tố nhiễm khuẩn lúc mang thai, các khiếm khuyết của hệ thống miễn dịch, gen.
4. Hướng dẫn, tư vấn cha mẹ trẻ để hỗ trợ trẻ.
Tự kỷ là một hội chứng, không phải là bệnh, không lây lan và hiện nay chưa có thuốc chữa hội chứng này, tuy nhiên nếu trẻ ở mức độ nhẹ và được phát hiện, can thiệp sớm thì vẫn có thể phát triển tương đối bình thường, vẫn hòa nhập tốt với cộng đồng và xã hội.