Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2021)

Bệnh hôi miệng và cách khắc phục

Bệnh hôi miệng là một trong những bệnh lý thường gặp phải và khiến nhiều người kém tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

Bạn biết không, bệnh hôi miệng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng không tốt về sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Cùng tìm hiểu 12 nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến và cách trị hiệu quả nhé!

Nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến

  1. Ăn thực phẩm có mùi

Nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến là tiêu thụ các loại thức ăn, thức uống có mùi, các loại thức ăn có mùi hôi sẽ xâm nhập vào máu và được đưa đến phổi sau khi ăn, làm ảnh hưởng đến mùi hơi thở mỗi khi bạn thở ra.

  1. Vệ sinh răng miệng kém

Đây là nguyên nhân gây hôi miệng khá phổ biến ở trẻ em, nếu bạn không đánh răng, kẽ răng hoặc lưỡi sẽ khiến các hạt thức ăn còn lưu lại trong miệng, gây ra mùi hôi. Ngoài ra thì sự phát triển của vi khuẩn còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.

  1. Bệnh nha chu

Bệnh nha chu có thể là “thủ phạm” gây hôi miệng. Nếu bạn không vệ sinh kĩ răng miệng các mảng bám sẽ không thể loại bỏ triệt để. Theo thời gian chúng sẽ cứng lại, tạo thành vôi răng và không thể loại bỏ bằng cách đánh răng thông thường.

  1. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến

Hút thuốc là nguyên nhân gây hôi miệng khá phổ biến, đặc biệt là ở nam giới. Tất cả các sản phẩm thuốc lá có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe răng miệng nghiêm trọng. Bên cạnh khiến bạn có mùi nặng khó chịu thì thuốc lá còn có thể làm hỏng mô nướu và gây ra bệnh nướu răng.

  1. Khô vùng miệng

Nước bọt có chức năng giúp giữ cho miệng sạch sẽ bằng cách loại bỏ các hạt thức ăn gây hôi miệng. Khi khả năng sản xuất nước bọt bị suy giảm sẽ dẫn đến tình trạng được gọi là xerostomia (chứng khô miệng), đây chính là nguyên nhân gây hôi miệng. Điều này thường xảy ra khi bạn ngủ thở bằng miệng, đó là lý do tại sao hầu hết mọi người thấy hơi thở của mình có mùi khó chịu mỗi khi thức dậy.

Nếu nguyên nhân gây hôi miệng do tình trạng khô miệng kéo dài, bạn nên đến đi khám để được kiểm tra và có cách điều trị phù hợp.

  1. Sở thích uống cà phê

Nếu bạn là người có thói quen uống một vào một tách cà phê vào buổi sáng để bắt đầu ngày mới, đôi lúc bạn có thể nhận thấy rằng đây là nguyên nhân gây hôi miệng. Điều này do cafe có mùi hương mạnh mẽ cũng như có tác động ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nước bọt. Sau khi uống cafe, cafeine sẽ khiến khả năng sản xuất nước bọt bị sụt giảm. Nếu miệng của bạn ít tiết nước bọt sẽ làm gia tăng vi khuẩn gây mùi.

Cách khắc phục bệnh hôi miệng hiệu quả

Đánh răng: hãy nhớ đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn và thay đổi bàn chải đánh răng sau 2 đến 3 tháng sử dụng.

Làm sạch kẽ răng: chỉ nha khoa, bàn chải kẽ răng làm giảm sự tích tụ của thức ăn và mảng bám ở vùng kẽ, vì đánh răng chỉ làm sạch khoảng 60% bề mặt của răng.

Làm sạch dụng cụ răng: Bạn nên làm sạch răng giả, hoặc nếu mang niềng răng nên vệ sinh kỹ hơn. Bạn có thể cân nhắc dùng máy tăm nước để dễ dàng làm sạch.

Cạo lưỡi: vi khuẩn, thức ăn và tế bào chết thường tích tụ bên dưới lưỡi, đặc biệt là ở những người hút thuốc, người bị khô miệng thường xuyên, do đó bạn hãy mua dụng cụ cạo lưỡi.

Hạn chế để miệng khô: Bạn nên uống nhiều nước và tránh những thực phẩm làm giảm tiết nước bọt. Nếu thường xuyên bị khô miệng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kích thích dòng nước bọt.

Chế độ ăn uống: Nếu bị hôi miệng bạn nên ăn những thực phẩm giúp kích thích tiết nước bọt như dâu tây, táo, mía, sữa chua, trà xanh.

Hiểu rõ nguyên nhân gây hôi miệng và cách trị hôi miệng, bạn sẽ phát hiện sớm hơn về tình trạng này để kịp thời điều trị. Bên cạnh việc tự điều trị và chăm sóc tại nhà thì bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ mỗi năm nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *