Viêm gan B được biết đến là một loại bệnh do virus viêm gan B gây ra, loại virus này có thể lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục và truyền từ mẹ sang con.
Được biết, khả năng lây nhiễm viêm gan V cao gấp 50-100 lần HIV, và nước ta là một trong những nước có tỉ lệ nhiễm viêm gan B cao nhất thế giới. Cùng tìm hiểu về quy trình tiêm phòng viêm gan B dưới đây:
-
Công dụng của vắc-xin phòng viêm gan B
Vắc xin phòng viêm gan B giúp ngăn ngừa bệnh viêm gan B và các hậu quả khác như xơ gan, ung thư gan. Được khuyến cáo sử dụng cho tất cả người lớn và trẻ em có nguy cơ tiếp xúc với virus viêm gan B.
Lưu ý: Vắc-xin phòng bệnh viêm gan B không phòng được các bệnh viêm gan do các tác nhân khác như virus viêm gan A, virus viêm gan C.
-
Chỉ định và chống chỉ định của vắc-xin phòng viêm gan B
2.1. Chỉ định
Nhóm người khỏe mạnh có nguy cơ cao
Nhân viên y tế như: Bác sĩ, phẫu thuật viên, nha sĩ, y tá, hộ lý
Nhân viên y tế thường xuyên phải tiếp xúc với máu, dịch phẩm.
Nhân viên trong phòng thí nghiệm
Nhân viên hoặc cư dân trong trại dưỡng lão, trại cứu tế…
Người đến vùng dịch
Người có nguy cơ trong quan hệ tình dục
Cảnh sát, quân nhân, nhân viên cứu hỏa…và những người có nguy cơ phơi nhiễm virus viêm gan B trong công việc của họ.
Gia đình có người bị nhiễm virus viêm gan B, đặc biệt là các em bé sinh ra từ những bà mẹ có HBsAg (+) và HBeAg (+).
Nhóm bệnh nhân
Những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch
Những bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo.
Bệnh nhân ghép tạng.
2.2. Chống chỉ định
Với các đối tượng mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin. Đặc biệt là những trường hợp có biểu hiện mẫn cảm với vắc xin phòng viêm gan B ở lần tiêm trước.
Người mắc các bệnh bẩm sinh, mắc bệnh tim, thận, bệnh gan hay bệnh đái tháo đường, suy dinh dưỡng, bệnh cấp tính… không phải là đối tượng chống chỉ định tiêm vắc xin phòng viêm gan B.
-
Thận trọng khi sử dụng vắc-xin phòng viêm gan B
Vắc xin phòng viêm gan B (HBV)
Có thể sử dụng các loại vacxin viêm gan B thay thế cho nhau
Các đối tượng bị sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính nên dừng tiêm vắc-xin phòng viêm gan B. Tuy nhiên, với các trường hợp nhiễm trùng nhẹ không có chống chỉ định tiêm vắc-xin này.
Thời kỳ ủ bệnh của bệnh dài, do đó có thể bệnh nhân đã bị nhiêm virus trước khi tiêm phòng mà không biết. Do đó vắc xin không thể ngăn ngừa sự lây nhiễm virus viêm gan B trong trường hợp này.
Sự đáp ứng miễn dịch của vắc-xin phòng viêm gan B phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Độ tuổi: Nam giới trên 40 tuổi đáp ứng miễn dịch kém hơn
Bị béo phì
Bị đái tháo đường
Thói quen hút thuốc lá
Đường tiêm không thích hợp: Như tiêm ở mông hay tiêm trong da
Người nhiễm HIV/AIDS.
Với các trường hợp trên thường có đáp ứng miễn dịch kém hơn, do đó nên cân nhắc liều tiêm bổ sung.