Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2021)

Covid 19 tàn phá cơ thể chúng ta như thế nào?

Cũng giống như cúm, COVID-19 là một bệnh đường hô hấp. Vì vậy với gần hết các bệnh nhân nhiễm virus corona mới, các bệnh lý sẽ xuất hiện cũng như kết thúc ở phổi. Qua nghiên cứu và các báo cáo, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kết luận rằng, căn bệnh này tấn công phổi qua 3 giai đoạn: sự nhân lên của virus, đáp ứng quá mức của hệ miễn dịch và sự tàn phá phổi. Không phải tất cả các bệnh nhân đều trải qua cả 3 giai đoạn này. Trên thực tế, có khoảng 82% các ca bệnh có triệu chứng nhẹ và 18% còn lại rơi vào trường hợp nặng hoặc nguy kịch.

1. Giai đoạn một

Vào những ngày đầu tiên sau khi lây nhiễm, virus corona mới sẽ nhanh chóng tấn công vào tế bào phổi. Những tế bào phổi này sẽ được chia làm 2 loại: Tế bào tạo chất nhầy và tế bào bào lông.

Chất nhầy sẽ phủ ở lớp ngoài của các cơ quan trong hệ hô hấp, làm nhiệm vụ bảo vệ mô phổi khỏi mầm bệnh và tránh tình trạng bị khô đi. Trong khi đó, các tế bào lông sẽ quét liên tục để loại bỏ chất bẩn như phấn hoa hay virus, được giữ trong chất nhầy, ra bên ngoài cơ thể, với sự trợ giúp của hành động ho.

Những nghiên cứu sớm nhất về COVID-19 đã cho thấy rằng, nhiều bệnh nhân xuất hiện viêm phổi ở cả hai lá phổi, cùng với đó là các triệu chứng như thở gấp.

COV2
Virus corona chủng mới (SARS-CoV-2)

2. Giai đoạn hai

Giai đoạn 2 của quá trình tàn phá phổi: lúc này, hệ miễn dịch sẽ thực hiện các đáp ứng để chống lại kẻ ngoại lai, với việc tung đội quân tế bào miễn dịch tràn ngập 2 lá phổi, để dọn dẹp các tế bào đã bị virus xâm nhiễm, cũng như sửa chữa các mô phổi bị tổn thương.

Nếu hoạt động trơn tru, phản ứng viêm (đáp ứng miễn dịch) sẽ được điều tiết chặt chẽ để chỉ xuất hiện giới hạn ở những khu vực bị virus xâm nhiễm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hệ miễn dịch của bạn sẽ phản ứng thiếu kiểm soát và những tế bào này sẽ tiêu diệt bất kể cái gì trên đường đi của nó, kể cả những mô khỏe mạnh.

“Chính vì vậy, bạn sẽ bị tổn thương nhiều hơn thay vì được làm giảm nhẹ các tổn thương trước đó, bởi chính các đáp ứng miễn dịch. Tình trạng viêm phổi cũng từ đó mà diễn biến nặng hơn” – GS Frieman (chuyên gia về virus học) cho biết.

3. Giai đoạn ba

Các tổn thương trên phổi liên tục được tăng lên và ở một mức độ nào đó sẽ dẫn đến suy hô hấp, nghĩa là bệnh nhân không thể tự thực hiện chức năng trao đổi oxy, mà phải cần đến sự trợ giúp của máy thở. Ngay cả khi bệnh nhân được cứu chữa, họ vẫn có thể sống với 2 lá phổi bị tổn thương vĩnh viễn.

SARS
SARS-CoV-2 tấn công vào màng tế bào phổi người bệnh

Theo WHO, SARS tạo ra các lỗ nhỏ trên phổi, khiến chúng có hình dạng y hệt như tổ ong, hình thái tổn thương phổi này cũng được quan sát trên các bệnh nhân Covid -19.

Những chiếc lỗ trên phổi này chủ yếu được tạo ra bởi chính sự đáp ứng quá mức của hệ miễn dịch, với việc tạo ra các mô sẹo vừa có vai trò bảo vệ, vừa làm phổi trở nên cứng hơn. Tuy nhiên nếu có quá nhiều mô sẹo, phổi sẽ dần mất hết khả năng hô hấp. Cùng với đó, phản ứng viêm cũng khiến lớp màng giữa các phế nang và mạch máu trở nên dễ thấm hơn, điều khiến phổi bị tràn dịch và ảnh hưởng đến khả năng cung cấp oxy cho máu.

“Trong trường hợp nguy kịch, về cơ bản phổi sẽ bị ngập trong chất lỏng và bệnh nhân không thể thở được. Đây cũng chính là cách mà họ tử vong” – GS Frieman nhấn mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *