Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2021)

Chế độ dinh dưỡng dành cho các bé chậm lớn

Theo khảo sát từ cục bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Việt Nam là một trong số những nước có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao nhất thế giới. Suy dinh dưỡng trẻ em nếu không can thiệp kịp thời, lâu dần trẻ dễ bị suy dinh dưỡng và gặp phải các vấn đề như thấp còi, chậm phát triển. Vậy chế độ dinh dưỡng dành cho các bé chậm lớn là gì?

Cùng xem chế độ dinh dưỡng dành cho các bé chậm lớn để có chế độ chăm sóc bé hiệu quả nhé!

  1. Cách nhận biết suy dinh dưỡng ở trẻ em

Mẹ nên cân đo hàng tháng để đo các chỉ số cho con. Khi trẻ liên tục đứng cân trong vòng 3 tháng, tức là đường biểu diễn cân nặng đi theo hướng nằm ngang hoặc đi xuống, là dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Với các gia đình không đủ điều kiện cân đo cho con hàng tháng thì cần quan sát biểu hiện của con để nhận biết kịp thời trẻ suy dinh dưỡng. Chẳng hạn như việc con ăn không ngon miệng, da nhợt nhạt, chân tay nhão, thậm chí teo cơ, ngủ nhiều, ủ rũ, kém linh hoạt thì cần đưa trẻ đến chuyên khoa dinh dưỡng để khám và xác định xem trẻ có suy dinh dưỡng không để can thiệp kịp thời.

  1. Chế độ ăn cho trẻ bị suy dinh dưỡng

Với trẻ suy dinh dưỡng, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để đảm bảo số lượng thức ăn cần thiết cho bé, đồng thời cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường. Chế độ ăn của trẻ nên được cân đối giữa các nhóm chất:

Protein: cần tăng lượng protein hơn nhu cầu bình thường để nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn: Tăng dần lượng calo/kg từ 90-150 Kcalo/kg/ngày, và tăng dần lượng protein từ 2g/kg lên 5-7 g/kg/ngày. Mẹ nên dùng các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua… hoặc có thể dùng các protein có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng.

Tăng dầu mỡ: Dầu mỡ cung cấp năng lượng cho trẻ gấp đôi chất bột và chất đạm. Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày của trẻ bị suy dinh dưỡng, mẹ nên tăng lượng dầu mỡ.

Ngoài ra thì mẹ cũng nên bổ sung một số vi chất dinh dưỡng như vitamin và muối khoáng để bé nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng, ăn tốt và làm sao để bé tăng cân.

Mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ một số vi khuẩn sống có ích cho đường ruột, các vitamin, acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được để cải thiện khả năng tiêu hóa của trẻ. Các lợi khuẩn có vai trò ức chế hoạt động của các vi khuẩn có hại, lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó giúp bé ăn ngon và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Khoa học hiện đại đã phát hiện lợi khuẩn dạng bào tử là những vi khuẩn trong giai đoạn bào tử, đang biến đổi để thích nghi và sống sót qua điều kiện bất lợi. Cấu trúc nhiều lớp của bào tử được ví như “chiếc áo giáp” của các chiến binh không chỉ bảo vệ phần lõi mà còn hỗ trợ cho nhau để bảo vệ bào tử khỏi tia cực tím UV, tác dụng của nhiệt độ cao (80 – 85 độ C ở hầu hết các loài), các dung môi hữu cơ, các enzyme.

Vì lợi khuẩn ở dạng bào tử chịu được nhiệt, ánh sáng và pH acid của dạ dày tốt hơn nên bảo toàn được số lượng vi khuẩn có lợi không bị phá hủy (phần lớn vi khuẩn thường bị tiêu diệt khi đi qua dạ dày). Khi bào tử vào đến ruột mới phát triển thành dạng vi khuẩn thường, nhờ vậy đạt hiệu quả tốt hơn đối với trẻ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện.

Bào tử này có thể phát triển ngay cả khi có mặt các kháng sinh như ampicillin, cephalosporin, giúp lập lại cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột trong trường hợp trẻ sử dụng kháng sinh. Bào tử lợi khuẩn cũng là nguồn sản xuất các enzyme giúp trẻ tiêu hóa totosh ơn, tăng cường hấp thu dinh dưỡng, đảm bảo an toàn và không gây ra các tác dụng phụ.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *