Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2021)

Tin mới về y tế ngày 15/9: Ứng phó với sự bùng phát của dịch bạch hầu

Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều ổ dịch bạch hầu với 6 ca mắc ở Điện Biên, trong đó, 1 người đã tử vong, Bộ Y tế đã thành lập đoàn kiểm tra đồng thời chỉ đạo các biện pháp chống dịch trên địa bàn.

Phòng chống dịch bạch hầu

Để sớm kiểm soát căn bệnh nguy hiểm này, Bộ Y tế đã lập đoàn công tác kiểm tra, giám sát dịch tại địa phương. TS. Vương Ánh Dương, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, Trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế cho biết, đã có 6 trường hợp mắc bạch hầu ở Điện Biên.

Theo Bộ Y tế, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch.

Ổ dịch thứ nhất tại xã Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông, ca đầu tiên khởi phát ngày 25/4/2023 (đã tử vong), ca thứ hai khởi phát ngày 06/5/2023.

Ổ dịch thứ hai tại xã Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông, 01 ca bệnh được ghi nhận ngày 12/8/2023, hiện đã khỏi và ra viện.

Ổ dịch thứ ba tại xã Huổi Mí, huyện Mường Chà ghi nhận 3 ca bệnh ca thứ nhất khởi phát ngày 23/8/2023 và 2 ca tiếp theo vào ngày 26, 27/8/2023, cả 3 ca hiện sức khỏe ổn định đang tiếp tục theo dõi và điều trị tại TTYT Mường Chà.

Để phòng chống dịch, theo ông Vương Ánh Dương, Bộ Y tế sẽ tiếp tục rà soát và cập nhật kế hoạch phòng, chống dịch bạch hầu của tỉnh.

Chủ động lên phương án để sẵn sàng huy động nhân lực hỗ trợ các huyện, xã khi có dịch xảy ra. Bố trí ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác mua vắc xin, thuốc điều trị, hóa chất… triển khai các nhiệm vụ chống dịch.

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về bệnh bạch hầu, các biện pháp phòng chống đặc biệt phối hợp giữa y tế và giáo dục để tổ chức theo dõi chặt chẽ sức khỏe của trẻ em tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;

Đồng thời thường xuyên vệ sinh, thông thoáng lớp học, thông báo kịp thời cho các cơ sở y tế khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để được cách ly, xử lý kịp thời, không để bùng phát ổ dịch.

Tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh bạch hầu tại cộng đồng, lấy mẫu xét nghiệm xác định kịp thời trường hợp mắc bệnh, triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, tổ chức điều tra và điều trị kháng sinh dự phòng cho tất cả các trường hợp tiếp xúc gần theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Tổ chức rà soát, thống kê các đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vắc xin phòng bệnh bạch hầu ở tất cả các xã, phường trên địa bàn; thực hiện tiêm bổ sung, tiêm vét ngay khi có vắc xin, lưu ý các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực đi lại khó khăn.

Theo Bộ Y tế, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch.

Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Trước đây bệnh lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước; từ khi vắc-xin phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không tiêm vắc-xin phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc-xin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh.

Giám sát việc dừng kinh doanh của cơ sở bánh mì khiến hơn 100 người ngộ độc

Theo Sở Y tế Quảng Nam, ghi nhận từ các cơ sở y tế, đến chiều nay, số người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng, Hội An tăng lên 141 người; trong đó, có hơn 30 người nước ngoài.

Các bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bánh Phượng (tại số 2B, đường Phan Chu Trinh, phường Minh An, TP.Hội An được điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP. Hội An, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) và thành phố Đà Nẵng. Hiện tình hình sức khỏe của các bệnh nhân đã ổn định, không có trường hợp thở máy, nhiều người được xuất viện.

Theo thông tin từ Sở Y tế, hầu hết bệnh nhân nhập viện đều có dấu hiệu đau bụng, sốt cao, tiêu chảy nhiều lần và kéo dài sau ăn bánh mỳ được mua từ tiệm bánh mỳ Phượng (Hội An) vào ngày 11/9.

Ngay sau xảy ra vụ việc, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh tổ chức tiếp nhận cấp cứu, điều trị tích cực, bảo đảm hồi phục sức khỏe cho các bệnh nhân bị ngộ sau khi ăn bánh mỳ Phượng tại Hội An.

Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cũng đã yêu cầu các đơn vị liên quan phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Hội An khẩn trương phối hợp điều tra, rà soát tất cả trường hợp liên quan tới vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mỳ Phượng hiện đang điều trị tại các cơ sở trong và ngoài tỉnh.

Cùng với đó, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đề nghị thành phố Hội An giám sát việc dừng hoạt động của cơ sở bánh mỳ Phượng (tại số 2B, đường Phan Chu Trinh, phường Minh An, thành phố Hội An) cho đến khi có kết luận vụ ngộ độc của cơ quan có thẩm quyền.

Đồng thời đề nghị chính quyền TP.Hội An xem xét về điều kiện cơ sở vật chất, vệ sinh đối với cơ sở kinh doanh ẩm thực trong Khu phố cổ Hội An.

Hiện, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm tại cơ sở Bánh mỳ Phượng (Hội An) gửi vào Viện Pasteur Nha Trang để kiểm nghiệm. Dự kiến, sẽ có kết quả trong vòng 7-10 ngày tới.

Liên quan tới vụ việc, ngày 13/9, Cục an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có công văn chỉ đạo về việc tăng cường công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.

Theo đó, để xử lý vụ việc và chủ động có các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp tục cấp cứu và điều trị tích cực, đảm bảo hồi phục sức khỏe cho các bệnh nhân.

Tạm thời đình chỉ hoạt động của cơ sở Bánh mì Phượng, tiến hành kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở; đồng thời truy xuất nguồn gốc, lấy mẫu thực phẩm nghi ngờ để xét nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, điều tra xác định rõ căn nguyên vụ việc theo quy định.

Phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (nếu có) và công khai kết quả trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Ngoài ra, Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị Sở Y tế Quảng Nam đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm và các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố;

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn. Báo cáo kết quả triển khai về Cục An toàn thực phẩm để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế theo quy định.

Ttrước đó, sáng 11/9 một số người dân và du khách có ăn bánh mì mua tại Hộ kinh doanh Bánh mì Phượng (số 2B Phan Châu Trinh, phường Minh An, thành phố Hội An).

Đến 11 giờ cùng ngày, một số người có biểu hiện sốt cao, nôn mửa, đau bụng, đi phân lỏng nhiều lần và kéo dài. Sau đó các bệnh nhân đã đến Trung tâm y tế Hội An, Bệnh viện Đa Khoa Thái Bình Dương, phòng khám Khang Cường (Hội An); Bệnh viện Vĩnh Đức (thị xã Điện Bàn) để nhập viện, điều trị.

Nhận được thông tin, Trung tâm Y tế thành phố Hội An đã thành lập đoàn điều tra ngộ độc thực phẩm để nắm thông tin ban đầu, đồng thời tích cực khẩn trương điều tra, xử lý vụ việc.

Thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc: bánh mì (pa tê, thịt xíu gồm thịt và nước, xíu mại, rau răm, rau húng, hành, xà lách, sốt trứng gà tươi (trứng gà + dầu ăn), dưa leo, đu đủ chua, chả heo).

Theo Bộ Y tế, trong 7 tháng năm 2023, cả nước xảy ra 60 vụ ngộ độc thực phẩm với 860 người mắc, trong đó có 12 người tử vong. Những số liệu này một lần nữa cảnh báo về mối nguy của ngộ độc thực phẩm đối với sức khỏe và tính mạng con người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *