Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2021)

Chủ động phòng, chống dịch bệnh Marburg từ sớm

Bệnh Marburg là một bệnh đặc biệt nguy hiểm, chưa có vắc xin lẫn thuốc điều trị đặc hiệu nhưng khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong cao. Để chủ động phòng, chống bệnh Marburg, ngành y tế tỉnh chủ động kiểm soát người từ châu Phi về. Trong trường hợp nghi ngờ ca bệnh, ngành chủ động lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán, xử lý, không để bệnh lây lan ra cộng đồng.

Kh năng lây truyn t ngưi sang ngưi ca bnh Marburg không cao như Covid-19 nhưng t l t vong ca bnh li rt cao. Trong nh: Chăm sóc bnh nhân Covid-19 ti TP.Dĩ An

Chủ động triển khai các biện pháp

Trước sự xuất hiện của bệnh Marburg tại một số nước ở Trung Phi, nhiều người dân lo ngại bệnh có thể xâm nhập vào Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh Marburg, ngành y tế tỉnh tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, tại cộng đồng và cơ sở y tế để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để điều tra dịch tễ, lưu ý những người nhập cảnh từ các quốc gia có dịch ở khu vực châu Phi trong vòng 21 ngày. Đặc biệt, ngành cũng chủ động phối hợp với Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh lấy mẫu trường hợp nghi ngờ để xét nghiệm chẩn đoán, quản lý ca bệnh (nếu có), xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng.

Bác sĩ Dương Tấn Tài, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cho biết: “Bệnh viện đã sẵn sàng thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân đối với nhân viên y tế. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng xây dựng kế hoạch đáp ứng theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra, không để bị động. Bệnh viện cũng sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp thu dung, điều trị”.

Trong khi đó tại các địa phương, các đội phản ứng nhanh cũng trong tư thế sẵn sàng phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiến hành lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Pasteur. Bác sĩ Ngô Hồng Quang, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế TP.Dĩ An, cho biết: “Để bảo vệ nhân viên y tế không bị lây nhiễm, trung tâm thực hiện nghiêm ngặt quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, quyết tâm không để người tiếp xúc với các trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh lây nhiễm cho nhân viên y tế cũng như lây lan trong cộng đồng. Sắp tới, trung tâm tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về các biện pháp phòng, chống, chăm sóc, điều trị, đặc biệt lưu ý về công tác phòng, chống nhiễm khuẩn”.

Tỷ lệ tử vong cao

Theo Bộ Y tế, bệnh Marburg là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Marburg gây ra. Ổ chứa tự nhiên là loài dơi ăn quả (Rousettus aegyptiacus). Bệnh được phân loại thuộc nhóm A trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm của nước ta. Đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, từ 50 – 88% người bệnh. Hiện bệnh chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh có thể lây truyền từ động vật (dơi, động vật linh trưởng) sang người, từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể hoặc với môi trường, vật dụng bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người mắc, chết do vi rút Marburg.

 “Bệnh Marburg chỉ lây từ người sang người khi có các cử chỉ gần gũi như ôm hôn, quan hệ tình dục… hay tiếp xúc trực tiếp với máu người bệnh, từ sữa mẹ… nên khả năng l ây truyền là không cao như Covid-19. Việc bùng phát dịch bệnh Marburg cũng không dễ nhưng mọi người cần phải có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ, nếu bị mắc bệnh thì sẽ vô cùng nguy hiểm vì tỷ lệ tử vong của bệnh này rất cao”.(PGS-TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội kiêm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh)

Thời gian ủ bệnh từ 2 – 21 ngày. Người bệnh khởi phát với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, khó chịu, sau đó có thể xuất hiện tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, buồn nôn, nôn, xuất huyết. Các trường hợp nặng có kèm theo chảy máu trong tuần đầu tiên. Một số bệnh nhân nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu. Bệnh nhân cũng bị chảy máu nướu răng, ở mũi và cơ quan sinh dục. Bệnh có thể lan đến hệ thần kinh khiến người bệnh trở nên lú lẫn, dễ cáu gắt và hung dữ. Hầu hết các trường hợp tử vong sau hơn một tuần mắc bệnh, thường đi kèm với sốc và mất máu nghiêm trọng.

Bác sĩ Huỳnh Minh Chín, Phó Giám đốc Sở Y tế, cho biết: “Vào đầu năm nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận dịch bệnh Marburg sau khi các mẫu bệnh phẩm từ Guinea Xích đạo được gửi đến một phòng thí nghiệm ở Senegal. Tính đến ngày 26- 3, đã có 9 trường hợp tử vong và 16 trường hợp nghi nhiễm với các triệu chứng sốt, mệt mỏi, tiêu chảy và nôn mửa do Marburg, một loại vi rút cùng họ với Ebola gây ra. Vi rút này có khả năng lây nhiễm cao ở Trung Phi, WHO đã phải mở cuộc họp khẩn cấp bàn về biện pháp phòng, chống. Vi rút này lây chủ yếu qua tiếp xúc và dịch tễ, lưu hành ở châu Phi nhiều năm nay, lây lan ra các quốc gia ở các châu lục khác đều rất hiếm, ngoại trừ khi có các ca bệnh mắc ở châu Phi về thì quốc gia đó ghi nhận những ca xâm nhập. Nếu bệnh có vào Việt Nam thì qua con đường nhập cảnh, chúng ta phải làm tốt công tác phòng bệnh như kiểm soát người từ châu Phi về. Nếu người nhập cảnh từ châu Phi về, khi có triệu chứng cần phải báo ngay y tế địa phương, cơ sở y tế để có biện pháp cách ly ngay, tránh để lây lan ra cộng đồng”.

Nguồn: https://m.baobinhduong.vn

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *