Sáng 24-3, Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh, Chương trình muỗi thế giới phối hợp cùng Ngành Y tế tỉnh tổ chức “Lễ triển khai thả muỗi vằn mang Wolbachia” trong khuôn khổ Dự án Wolbachia khu vực phía Nam, giảm thiểu sự lây lan của sốt xuất huyết (SXH).
Lễ triển khai thả muỗi vằn mang Wolbachia
SXH là căn bệnh lây nhiễm từ muỗi vằn, bệnh thường bùng phát vào mùa mưa tại những đô thị đông người và chứa nước đọng là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản. Bình Dương là tỉnh lưu hành bệnh sốt xuất huyết và bùng phát dịch theo chu kỳ và liên tục tăng về số ca mắc. Thống kê trong năm 2020 toàn tỉnh ghi nhận 4.370 ca mắc, 5 ca tử vong và năm 2021 ghi nhận 5.636 ca mắc, 2 ca tử vong. Ngành Y tế đã triển khai các biện pháp diệt muỗi nhưng tính bền vững và hiệu quả chưa cao. Wolbachia là phương pháp mới được ứng dụng trong cộng đồng để phòng, chống bệnh sốt xuất huyết. Vi khuẩn Wolbachia được đưa vào cơ thể muỗi vằn giúp muỗi tăng sức đề kháng với vi khuẩn gây bệnh giống như tiêm vắc xin cho muỗi, làm ức chế sự nhân lên của vi rút Dengue và Zika. Từ đó làm giảm hoặc mất khả năng truyền vi rút từ muỗi sang người mà cụ thể làm giảm lây truyền bệnh SXH. Vi khuẩn Wolbachia tồn tại trong tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người.
Bác sĩ Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thả muỗi vằn tại điểm công cộng gần nhà dân
Được biết 2.707 điểm thuộc 5 phường tại TP.Thủ Dầu Một được thả muỗi vằn Wolbachia là: phường Phú Cường, Phú Hòa, Phú Lợi, Hiệp Thành và phường Chánh Nghĩa.
- Việt Nam chủ động, tích cực đóng góp vào nỗ lực thúc đẩy y tế toàn cầu
- Bình Dương: Số ca mắc COVID-19 tăng sau dịp lễ tết nhưng trong tầm kiểm soát
- 3 fashionista nổi tiếng nhất thế giới có phong cách ra sao?
- Khi nào 100% cơ sở khám chữa bệnh kê đơn thuốc điện tử toàn diện?
- Thứ trưởng Bộ Y tế chỉ ra căn bệnh trở thành điểm nóng mới trên toàn quốcThứ trưởng Bộ Y tế chỉ ra căn bệnh trở thành điểm nóng mới trên toàn quốc