Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2021)

Các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những công tác phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và luôn là nhiệm vụ trọng tâm.

Biện phap đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được áp dùng từ khâu sản xuất, nuôi trồng, chế biến bảo quản cho đến sử dụng.

1. Đối với người sản xuất, chế biến thực phẩm:

Người sản xuất, chế biến thực phẩm cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của nhà nước, sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo luật an toàn thực phẩm.

Việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi, trồng trọt phải đúng loại, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách. Không sử dụng phân tươi bón ruộng, nuôi cá. Việc giết mổ gia súc, gia cầm phải qua kiểm soát của cơ quan thú y; không buôn bán, vận chuyển, chế biến gia súc, gia cầm bị bệnh.

Người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phải cập nhật kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, được kiểm tra sức khoẻ định kỳ và đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm liên quan đến chế biến thực phẩm.

2. Đối với người tiêu dùng

Khi mua thực phẩm:

Nên mua các thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, kể cả người bán và người sản xuất. Trên thực phẩm cần có nhãn mác, thông tin cụ thể, có đăng ký của cơ quan quản lý.

Ưu tiên chọn thức ăn được đóng gói trong bao bì, hộp hoặc lon trước.

Không mua các loại trai, sò… để ăn sống. Khi mua các loại này chỉ mua loại có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy.

Mua trứng được bảo quản lạnh, trước khi mua kiểm tra xem vỏ trứng có nguyên vẹn và sạch không.

Không mua các hải sản đông lạnh nếu bao gói bị mở, rách hoặc mép bị nát.

Kiểm tra vệ sinh của quầy bán thực phẩm, đặc biệt là quầy bán thịt, cá.

Bảo quản thực phẩm an toàn:

Bảo quản lạnh hoặc đông lạnh các thực phẩm dễ ôi thiu ngay khi bạn mang về nhà. Nhiệt độ bảo quản lạnh là 5 độ C và đông lạnh là -18 độ C.

Gói kín các thực phẩm chuẩn bị bảo quản đông lạnh, cần để các phần còn thừa trong các dụng cụ chứa đựng kín.

Để trứng trong các khay riêng và đặt trong tủ lạnh. Không đặt trứng trên cánh cửa tủ lạnh.

Luôn bảo quản lạnh hoặc đông lạnh hải sản cho tới khi chế biến.

Không để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh làm không khí trong tủ lạnh kém lưu thông dẫn tới giảm tác dụng bảo quản của tủ lạnh.

Kiểm tra các dụng cụ chứa đựng thực phẩm để tránh dò rỉ. Nếu thực phẩm nghi ngờ bị ôi thiu thì cần bỏ đi.

Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp:

– Sử dụng nhiệt kế dùng riêng cho thực phẩm để đánh giá xem thực phẩm được nấu chín kỹ hay chưa.

– Sau khi nấu thức ăn cần ăn ngay, không để nhiễm bẩn giữa các thực phẩm với nhau.

– Không để thực phẩm đã được nấu chín bên ngoài quá 2 giờ.

– Nếu thực phẩm cần được ăn nóng thì ăn càng sớm càng tốt, bếu phải nấu lại cần nấu kĩ.

– Các thực phẩm còn thừa sau ăn cần được bảo quản trong ngăn lạnh. Các thức ăn thừa được bảo quản chỉ nên sử dụng trong vòng 3 ngày.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *