Bệnh viêm xoang là bệnh lý về tai mũi họng khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay, bệnh thường gây đau nhức, khó chịu, làm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc hàng ngày của người bệnh.
Bệnh viêm xoang thường có nhiều dấu hiệu, nếu sớm phát hiện sẽ ìm được phương án điều trị sớm và kịp thời.
-
Viêm xoang là bệnh gì?
Bệnh viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng và viêm một hoặc nhiều xoang do xoang bị tắc nghẽn. Viêm xoang xảy ra đột ngột và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, trong trường hợp khác thì viêm xoang có thể kéo dài và lặp đi lặp lại gọi là viêm xoang mạn tính.
-
Triệu chứng và dấu hiệu
Các triệu chứng chính của viêm xoang bao gồm:
– Đau đầu
– Ho
– Sốt
– Thấy bị đè nặng hoặc đau ở trán hoặc mặt
– Mũi bị nghẹt và chảy nước mũi, có dịch tiết ra màu xanh hoặc vàng xanh
– Rát cổ họng
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến viêm xoang như:
– Bị viêm nhiễm, tăng cơ hội nhiễm siêu vi, vi khuẩn, nhiễm nấm.
– Người có các khối u trong mũi và trong khu vực xoang dẫn đến tắc nghẽn đường dẫn lưu của xoang.
– Các rối loạn di truyền như xơ nang
Những đối tượng dễ bị viêm xoang bao gồm:
– Người có bất thường về cơ thể học như: vẹo vách ngăn mũi, phì đại cuốn mũi
– Phụ nữ trong thời gian mang thai
– Người làm việc thường xuyên với nhiều trẻ em
– Người hút thuốc lá
Những ai có các tình trạng sau đây thì dễ bị hẹp hoặc tắc mũi, do đó nguy cơ bị viêm xoang sẽ cao hơn người bình thường rất nhiều.
-
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm xoang?
Bác sĩ sẽ khám tai, mũi và họng. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể nội soi mũi, chụp CT xoang hoặc chụp MRI nếu nghi ngờ bạn bị viêm xoang do nhiễm nấm hoặc do các khối u nào khác.
-
Điều trị
Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, không nên tự điều trị tại nhà.
Để giảm các cảm giác khó chịu do bệnh gây ra, bạn có thể sử dụng thuốc xịt hoặc thuốc nhỏ trị nghẹt mũi. Đối với đau đầu nhẹ, có thể sử dụng thuốc giảm đau thông dụng chứa paracetamol như Panadol hoặc Efferagan. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng histamine hoặc thuốc xịt mũi corticosteroid để giảm sưng. Phương pháp này cũng đặc biệt hữu hiệu trong trường hợp bạn nếu bạn bị polyp mũi.
Đối với tình trạng viêm xoang do nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tiến hành phẫu thuật cho bạn trong các trường hợp viêm xoang thất bại điều trị nội khoa, viêm xoang do nhiễm nấm, vách ngăn mũi bị lệch hoặc tình trạng polyp mũi tái phát.
-
Một số thói quen sinh hoạt giúp hạn chế tình trạng viêm xoang
Những thói quen sinh hoạt dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh viêm xoang:
– Uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy trong mũi.
– Không uống rượu hoặc các chất có cồn.
– Không hút thuốc lá.
– Sử dụng gạc ấm để lên vùng xoang 4 lần một ngày, trong vòng từ 1 đến 2 giờ.
– Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
– Không sử dụng các loại thuốc xịt mũi không được chỉ định. Những thuốc này có thể chứa chất không phù hợp với bạn và làm bệnh xấu đi.
– Kê cao đầu vừa phải khi ngủ sẽ hạn chế tình trạng nghẹt mũi.