Ca mắc Covid-19 mới và nặng đều giảm
Đây là tuần có số mắc cao nhất kể từ đầu năm 2023 đến nay và có 4 ngày liên tiếp số ca mắc hơn 2.000 ca/ngày.
Theo thống kê, trong 7 ngày qua (từ 17 đến 23/4), cả nước ghi nhận hơn 13.700 ca mắc Covid-19 mới. |
Chiều 23/4, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã phát hiện thêm nhiều biến thể phụ mới của Omicron tại TP.HCM.
Trước đó, từ các mẫu bệnh phẩm giám sát dịch tễ trong cộng đồng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), ngày 21/4, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh đã phát hiện các biến thể phụ mới của Omicron bao gồm: XBB.1.5, XBB.1.9.1, XBB.1.16 và XBB.1.16.1.
Từ ngày 8/4 đến 14/4, 11 trong 13 mẫu giám sát dịch tễ do HCDC thực hiện có kết quả là biến thể phụ mới, ngoài biến thể phụ mới đã được phát hiện tại TP.HCM gần đây (XBB.1.5), còn có 7 mẫu thuộc các biến thể phụ mới khác bao gồm: XBB.1.9.1, XBB.1.16, XBB.1.16.1.
Những biến thể phụ mới phát hiện tại TP.HCM cũng là những biến thể phụ đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới và được Tổ chức Y tế thế giới WHO xếp vào nhóm các biến thể đáng quan tâm (VOI) hoặc biến thể cần được theo dõi (VUMs).
Việc phát hiện đồng loạt nhiều biến thể phụ mới của Omicron đang thịnh hành trên thế giới có thể giải thích hiện tượng gia tăng số ca mắc mới Covid-19 trong mấy ngày qua tại TP.HCM và ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Hiện nay, chưa có báo cáo từ các nước trên thế giới cho thấy mối liên quan giữa các biến thể đáng quan tâm (VOI) hoặc biến thể cần được theo dõi (VUMs) với tình trạng mắc Covid-19 nặng hơn trên toàn cầu. Tuy nhiên, theo Sở Y tế TP.HCM, tình hình thực tế cho thấy số ca mắc mới tăng nên sẽ dẫn đến số ca nhập viện tăng là khó tránh.
Mặt khác, hầu hết những ca nhập viện đều là người thuộc nhóm nguy cơ, trong đó có những người chưa tiêm đủ vắc-xin phòng Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế. Vì vậy, người dân cần tích cực đồng hành cùng chính quyền các cấp tham gia Chiến dịch bảo vệ người nguy cơ vừa được thành phố phát động.
Nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo được quỹ bảo hiểm y tế chi trả hàng tỷ đồng
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, thời gian qua, chính sách bảo hiểm y tế tăng nhanh số người tham gia, hiện bao phủ hơn 90% dân số cả nước và được thụ hưởng nhiều quyền lợi.
Cụ thể, người dân tham gia bảo hiểm y tế được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh thông suốt từ tuyến trung ương đến trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Danh mục thuốc được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả lên tới hơn 1.000 hoạt chất, sinh phẩm tân dược và hàng trăm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.
Ngoài chi phí về thuốc, người tham gia bảo hiểm y tế còn được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả chi phí sử dụng dịch vụ kỹ thuật, vật tư y tế, trong đó có những dịch vụ kỹ thuật cao như: Phẫu thuật bằng robot, phẫu thuật thay khớp, thay đĩa đệm cột sống, đặt máy tạo nhịp tim.
Điều này giúp người có thẻ bảo hiểm y tế không may bị mắc các bệnh hiểm nghèo có cơ hội điều trị bệnh trong thời gian dài, nhiều gia đình không bị rơi vào cảnh nghèo, tái nghèo do được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả phần lớn chi phí khám chữa bệnh cho thành viên trong gia đình.
Đáng chú ý, không ít trường hợp được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả chi phí lên tới hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng trong thời gian ngắn.
Năm 2022, cả nước có 64 người bệnh được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả chi phí KCB với số tiền hơn 1 tỷ đồng. Quý 1/2023, Quỹ Bảo hiểm y tế đã chi cho 99 bệnh nhân với số tiền từ 500 triệu đồng trở lên.
Còn trong thời gian từ đầu năm 2022 đến hết quý I năm 2023, các cơ quan chức năng bảo đảm quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho hơn 190 triệu lượt người. Số tiền đề nghị thanh toán từ Quỹ Bảo hiểm y tế cho hoạt động khám chữa bệnh của bệnh nhân bảo hiểm y tế là hơn 133.658 tỷ đồng.
Nguồn: https://baodautu.vn