Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2021)

Tiêm gần 16.000 liều vaccine COVID-19 trong ngày nghỉ lễ thứ 4

Số ca mắc mới COVID-19 gia tăng, cùng đó số trường hợp nặng, tử vong cũng biến động tăng theo. Có những trường hợp tử vong có bệnh nền nhưng không/chưa tiêm đủ vaccine COVID-19. Bộ Y tế tiếp tục đề nghị đẩy mạnh tiêm vaccine COVID-19, tập trung ưu tiên bảo vệ nhóm nguy cơ cao…

Thống kê của đơn vị chức năng thuộc Bộ Y tế về tình hình tiêm vaccine COVID-19 cho thấy, trong ngày nghỉ lễ thứ 4 của kỳ nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày đã có 15.993 mũi vaccine COVID-19 được tiêm tại 2 tỉnh, trong đó 15.988 mũi tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên và 5 mũi tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi.

Đây là ngày có số lượng vaccine tiêm nhiều nhất tính đến thời điểm này trong 4 ngày nghỉ lễ. Tổng số vaccine đã tiêm trong 4 ngày nghỉ lễ là hơn 19.000 mũi.

Tại một số địa phương đã tổ chức và thực hiện tiêm vaccine COVID-19 xuyên kỳ nghỉ lễ. Điển hình tại TP Hồ Chí Minh, nhằm đảm bảo liên tục công tác tiêm chủng và giúp người dân có những ngày nghỉ lễ an toàn, ngành y tế thành phố đã triển khai 61 điểm tiêm vaccine COVID-19 hoạt động xuyên suốt trong những ngày nghỉ lễ tại 22 quận, huyện và TP Thủ Đức cho người từ 18 tuổi trở lên.

Tiêm gần 16.000 liều vaccine COVID-19 trong ngày nghỉ lễ thứ 4  - Ảnh 1.

Các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh tiêm vaccine COVID-19, tập trung ưu tiên bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Đến nay, tổng số mũi vaccine COVID-19 đã tiêm ở nước ta là 266.240.960.

Đối với nhóm từ 18 tuổi trở lên

– Tiêm mũi 3: Tổng số có 52.101.446 mũi tiêm (81,8%) trong ngày có 2 tỉnh triển khai với 4.739 người được tiêm

  • Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Nam (63,6%); Bình Định (65,8%); Đồng Nai (54%); Tây Ninh (65,7%); Đồng Tháp (60,7%).
  • Tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Nghệ An (100,1%); Lâm Đồng (102,8%); Sóc Trăng (100,7%).

– Tiêm mũi 4: Tổng số có 17.807.608 mũi tiêm (88,9%), trong ngày có 2 tỉnh triển khai với 10.744 người được tiêm

Nhóm từ 12-17 tuổi: Số tiêm mũi 3 có 5.813.288 mũi tiêm (69,3%)

  • Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (43,7%); Quảng Ngãi (48,6%); Bình Thuận (44,1%); TP Hồ Chí Minh (36,4%); Đồng Nai (43,1%).
  • Tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (99,3%); Lâm Đồng (111,3%); Sóc Trăng (103,5%).

Nhóm từ 5 – dưới 12 tuổi: Tổng số mũi tiêm đã thực hiện là 18.661.757 mũi tiêm:

– Mũi 1: 10.213.330 mũi tiêm (92,5%)

  • Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Hà Nội (77,6%); Hải Phòng (72,7%); Đà Nẵng (68,6%); TP Hồ Chí Minh (64,9%), Bà Rịa – Vũng Tàu (77%)

– Mũi 2: 8.448.427 mũi tiêm (76,5%)

  • Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Bình (57,4%); Đà Nẵng (37,4%); Quảng Nam (50,7%); TP Hồ Chí Minh (41,8%), Bà Rịa – Vũng Tàu (53,4%)

Số ca mắc COVID-19 ở nước ta trong khoảng tuần thứ 2 của tháng 4 trở lại đây gia tăng. Đã có những ngày số mắc mới vượt 3.000 ca/ ngày. Trước diễn biến các ca mắc gia tăng, ca bệnh COVID-19 thở oxy cũng tăng theo, cùng đó đã ghi nhận một số trường hợp tử vong sau gần 4 tháng, trong đó ngày 2/5 Bộ Y tế đã công bố 4 ca tử vong do COVID-19, trong số này có những trường hợp có bệnh nền nhưng chưa tiêm, không tiêm đủ vaccine COVID-19, do đó Bộ Y tế tiếp tục đề nghị đẩy mạnh tiêm vaccine COVID-19, tập trung ưu tiên bảo vệ nhóm nguy cơ cao (người cao tuổi, người có bệnh lý nền, người bị suy giảm miễn dịch và phụ nữ mang thai) là những trường hợp dễ có nguy cơ chuyển biến nặng, có nguy cơ tử vong khi mắc COVID-19.

Theo TS.BS Ngũ Duy Nghĩa – Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm – Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: Với biến thể Omicron thì vaccine COVID-19 vẫn có hiệu quả. Để phòng chống lây nhiễm COVID-19, ngoài việc tiêm đủ các mũi vaccine như khuyến cáo, người dân nên được thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như khẩu trang, khử khuẩn.

Trao đổi với phóng viên báo Sức khỏe & Đời sống, PGS.TS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhấn mạnh, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như mang khẩu trang, khử khuẩn và giữ khoảng cách tại khu vực nguy cơ để tránh gia tăng số ca bệnh.

Những người có triệu chứng nghi ngờ và những người tiếp xúc với người có triệu chứng nghi ngờ phải đeo khẩu trang. Mọi người cần đeo khẩu trang để phòng bệnh cho mình và cộng đồng nhất là đối tượng dễ bị tổn thương như đã nêu trên. Điều này không chỉ giúp phòng COVID-19 mà còn cả các bệnh viêm đường hô hấp khác như cúm A, cúm B…

“Ai có triệu chứng cũng nên xét nghiệm có phải đang mắc COVID-19 hay không và cuối cùng là cần tuân thủ theo lịch tiêm vaccine của Bộ Y tế”- PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *