Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2021)

Bình Dương, Bình Phước chuẩn bị cơ sở cách ly, BV dã chiến phòng dịch

Hiện tỉnh Bình Dương đã ghi nhận 8 ca mắc COVID-19 liên quan đến các điểm dịch tại TPHCM. Trong khi đó Bình Phước chưa ghi nhận ca bệnh nào lây nhiễm trong cộng đồng. Cả 2 tỉnh đang chuẩn bị cơ sở vật chất để cách ly F1 và điều trị F0 trong trường hợp dịch bệnh diễn biến xấu nhất.

Đến chiều 3.6, tỉnh Bình Dương chưa xuất hiện thêm ca mắc COVID-19, trước đó tỉnh đã ghi nhận 8 ca dương tính liên quan đến các điểm dịch ở TPHCM. Trong đó, thành phố Thủ Dầu Một có 1 ca, thành phố Dĩ An ghi nhận 2 ca, thành phố Thuận An 5 ca. Ngành y tế Bình Dương đã lấy hàng trăm mẫu xét nghiệm của những người liên quan đến các ca bệnh kết quả đều âm tính lần 1. Hiện các địa phương đang phong tỏa cách ly các điểm đến của 8 ca bệnh, đồng thời ráo riết truy tìm F1, F2.

Để thực phòng tránh dịch bệnh, tỉnh Bình Dương đã áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 với các phường liên quan trực tiếp đến 8 ca bệnh và áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 với các thành phố Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một, thị xã Tân Uyên, thị xã Bến Cát.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương cho biết, tỉnh đã yêu cầu công nhân lao động trên toàn tỉnh thực hiện khai báo y tế hàng ngày. Yêu cầu các doanh nghiệp, khu công nghiệp phải kiểm tra, tự đánh giá lại an toàn phòng dịch ở đơn vị mình.

Là tỉnh phát triển công nghiệp, có khoảng 1,3 triệu lao động, để chuẩn bị dự phòng cho trường hợp xấu nhất, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương cho biết đã giao Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và UBND cấp huyện phối hợp chuẩn bị cơ sở vật chất để cách ly, điều trị.

Một khu cách ly tập trung tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Đình Trọng
Một khu cách ly tập trung tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Đình Trọng

Tỉnh dự kiến thành lập mới hoặc có thể trưng dụng các cơ sở trọ, khách sạn, ký túc xá công nhân… đáp ứng cơ số 5.000 người, nâng tổng số lượng lên khoảng 10.000 trong phương án dự phòng cách ly, lập các bệnh viện dã chiến, cơ sở điều trị mới với sức chứa từ 600-800 người.

Trong khi đó, Bình Phước là một trong số ít những tỉnh, thành phố chưa để xảy ra dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng. Hiện tỉnh Bình Phước đang kiểm soát chặt với mục tiêu không để dịch bệnh bên ngoài xâm nhập vào trong tỉnh.

Các chốt kiểm soát dịch COVID19 được lập trên các tuyến đường vào tỉnh Bình Phước. Ở biên giới Bộ đội Biên phòng và các lực lượng hỗ trợ được siết chặt tuần tra canh gác.

Bộ đội Biên phòng Bình Phước tăng cường tuẩn tra. Ảnh: Đình Trọng
Bộ đội Biên phòng Bình Phước tăng cường tuần tra. Ảnh: Đình Trọng

Bên cạnh đó, ngoài việc mở thêm cơ sở cách ly, một huyện sát biên giới là Bù Đốp cũng đã khảo sát việc xây dựng bệnh viện dã chiến tại đây nhằm chủ động ứng phó với tình huống nếu tỉnh có ca dương tính và tình huống dịch lây lan trên diện rộng.

Theo dự kiến, bệnh viện dã chiến sẽ có quy mô 90 giường bệnh. Trong đó 30% giường bệnh phục vụ cấp cứu bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng, 70% còn lại chữa cho bệnh nhân dương tính với COVID-19 và ca bệnh nhẹ không triệu chứng. Về nhân lực Sở Y tế điều động phân bổ nhân lực từ các cơ sở y tế trong tỉnh.

Đổi tên Chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” thành “Vaccine cho công nhân”

Với mong muốn toàn bộ người dân Việt Nam, đặc biệt công nhân, người lao động nghèo được tiêm vaccine phòng COVID-19, quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động đã phát động Chương trình “Triệu liều Vaccine cho công nhân nghèo” từ ngày 23.5.

Ngày 2.6.2021, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã họp và quyết định đổi tên Chương trình“Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” thành “Vaccine cho công nhân” nhằm thu hút sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội nhất là công nhân viên chức lao động và các cấp công đoàn đối với việc đóng góp kinh phí mua vaccine phòng COVID-19 cho công nhân lao động; đồng thời tạo thuận lợi cho việc thanh quyết toán kinh phí.

Toàn bộ kinh phí ủng hộ chương trình sẽ được chuyển tới Quỹ vaccine phòng COVID-19 để mua vaccine, tiêm cho công nhân trên toàn quốc.

Chương trình mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức trên mọi miền của tổ quốc

Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ chương trình “Vaccine cho công nhân” xin gửi về Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng:Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Điện thoại: 024.39232756 – 024.39232748.
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.
  2. Chuyển khoản về tài khoản của Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng:• STK: 113000000758 – Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK: 0021000303088 – Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK: 12410001122556 – Ngân hàng BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK: 1005755579 – tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD: 115000196228 – Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ vaccine
  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    – Mở Ví Momo .
    – Chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn” .
    – Thực hiện theo hướng dẫn.
    – Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ vaccine.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *