Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2021)

Tìm ca nhiễm HIV mới, Bình Dương tăng cường truyền thông nhóm nhỏ, bám sát cộng đồng MSM

Khi dịch HIV tăng lên trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), tìm ca nhiễm mới HIV trong nhóm đích là rất quan trọng… trong can thiệp dự phòng và đáp ứng với HIV/AIDS.

Nhiễm mới HIV ngày càng trẻ hóa và tập trung trong nhóm MSM

Hiện Bình Dương có khoảng 15.000 người trong nhóm MSM, trong đó 54,6% là độ tuổi từ 20 đến 29; 10% là độ tuổi 15-19 và 35,4% là độ tuổi trên 30. Qua giám sát phát hiện HIV tại Bình Dương cho thấy năm 2021, 80% số ca phát hiện nhiễm HIV mới là trong nhóm MSM; năm 2022 là 67,4% và 6 tháng đầu năm 2023 là 67,3%.

Nhiễm HIV ở Bình Dương cũng có xu hướng trẻ hóa. Tính đến 30/6/2023, số người nhiễm HIV còn sống quản lý được ở Bình Dương là 6.401 người, trong đó 65,3% là người nhiễm từ 20-39 tuổi. Đây là lực lượng lao động chính của gia đình và xã hội.

photo-1690015267083

Nhiễm HIV ngày càng trẻ hóa và tập trung trong nhóm MSM

Chia sẻ thêm về lây nhiễm HIV trong nhóm MSM, BS. Vương Thế Linh, Trưởng khoa Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương cho biết, đã ghi nhận các ca nhiễm MSM trong nhóm vị thành niên dưới 15 tuổi, có trường hợp chưa đến 14 tuổi.

Số ca nhiễm HIV mới tăng nhanh tại Bình Dương trong những năm gần đây chủ yếu do tỉnh có nhiều khu công nghiệp, biến động dân cư lớn. Hiện Bình Dương có 30 khu công nghiệp với tổng diện tích lên đến 12.670,5 ha và 8 cụm công nghiệp với quy mô lên đến 790 ha… và có đến 70-80% trường hợp nhiễm HIV ở Bình Dương là công nhân.

Nếu như trước đây, số ca nhiễm HIV được phát hiện qua nhóm tiêm chích ma túy, mại dâm, thì nay chủ yếu qua đường tình dục, tập trung lớn trong nhóm nam quan hệ đồng giới, BS. Vương Thế Linh chia sẻ.

Đẩy mạnh công tác tìm ca nhiễm HIV mới để can thiệp kịp thời

Để đẩy mạnh công tác tìm ca nhiễm mới HIV, Bình Dương đã triển khai mô hình tiếp cận tìm ca tại cộng đồng thông qua mạng lưới CBO (nhóm tiếp cận cộng đồng) và tại các cơ sở y tế, trại giam, tạm giam và các điểm nóng (thông qua các phòng khám ngoài trú – OPC, các phòng khám bệnh viện, trại giam, tạm giam…).

photo-1690015268212

Người có hành vi nguy cơ cao sẽ được tư vấn, kết nối điều trị PrEP để dự phòng lây nhiễm HIV.

Chiến lược tìm ca thông qua PNS (xét nghiệm cho bạn tình bạn chích) và SNS (tiếp cận mạng lưới); mạng xã hội (Blued, Facebook, Zalo, TikTok); phát sinh phẩm tự xét nghiệm (trang web, nhà thuốc, phòng khám OPC, nhóm CBO…); truyền thông nhóm nhỏ/lớn tại khu công nghiệp, nhà trọ, trường học…

Với sự hỗ trợ của dự án EPIC, trong 6 tháng đầu năm 2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã triển khai được 25 buổi truyền thông nhóm nhỏ. Mỗi nhóm với khoảng 20-30 người tham gia và mỗi buổi kéo dài 1,5 giờ, trong đó lồng ghép các kiến thức chuẩn về phòng, chống HIV/AIDS, tư vấn các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV, cung cấp sinh phẩm xét nghiệm HIV cho những người có nguy cơ cao; tổ chức các buổi nói chuyện với cán bộ chủ chốt của khu công nghiệp, để họ nhận thấy tầm quan trọng của việc phòng, chống HIV tại chính công ty mình để triển khai. Những đơn vị này sẽ đồng hành với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh trong cung cấp các dịch vụ về điều trị điều trị dự phòng PrEP (trước phơi nhiễm HIV) và điều trị ARV (khi đã bị nhiễm HIV).

Các hoạt động đáp ứng y tế công cộng tại Bình Dương được cung cấp gần như toàn diện, bảo đảm bí mật tuyệt đối cho người sử dụng dịch vụ.

Đối với tìm ca tại cộng đồng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã đẩy mạnh truyền thông tạo cầu trên các ứng dụng mạng xã hội, khuyến khích các cộng tác viên (CTV) tham gia; thực hiện các sáng kiến mới trong tìm ca (xét nghiệm cho bạn tình bạn chíchPNS, tiếp cận mạng lướiSNS); luôn duy trì mối liên hệ với khách hàng (kể cả các khách hàng cũ), sẵn sàng mời khách hàng tham gia làm CTV tìm ca.

Bên cạnh đó, các nhóm tiếp cận cộng đồng/cộng tác viên thường xuyên tham gia có chọn lọc các buổi gặp gỡ nhóm khách hàng, tạo mối liên hệ và kết bạn; tăng số buổi truyền thông nhóm nhỏ, thậm chí 1:1; 1:3 và hỗ trợ trực tiếp/đưa khách hàng đi xét nghiệm khẳng định và điều trị ARV hoặc PrEP; thường xuyên kết nối, phối hợp giữa nhóm tiếp cận cộng đồng và cơ sở y tế trong việc thực hiện PNS/SNS, chuyển gửi khách hàng đến cơ sở xét nghiệm/ cơ sở điều trị/ PrEP… trong các buổi gặp gỡ/giao ban, chia sẻ kinh nghiệm, các sự kiện truyền thông.

Các cộng tác viên cập nhật các khu “chợ tình” và lập kế hoạch tiếp cận phù hợp với nhóm khách hàng tại các địa điểm này, ví dụ, tiếp cận 2 lần/tuần/địa điểm; thời gian 18h00 – 20h00; bố trí 2 cộng tác viên/ tụ điểm… và thực hiện cấp phát sinh phẩm tự xét nghiệm chủ yếu theo hình thức “Tự xét nghiệm HIV có hỗ trợ”. Các ca nhiễm HIV là MSM chủ yếu do các CBO (mạng lưới nhân viên tiếp cận cộng đồng các MSM) giới thiệu.

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bình Dương hiện đang là tỉnh đóng góp cho tỷ lệ phát hiện ca nhiễm mới hàng năm rất cao trong dự án EPIC. Tính từ tháng 10/2022 đến tháng 3/2023, Bình Dương đóng góp 40% số ca HIV mới cho toàn dự án EPIC và cung cấp khoảng 10% số ca nhiễm mới cho toàn quốc. Các hoạt động duy trì chăm sóc, điều trị Prep đạt chỉ tiêu Trung ương giao.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *